Thời Tiết Hà Nội

Chát Online

29/7/11

CÁCH CHỌN VỢT CẦU LÔNG



 Đến với cầu lông, dù thuộc nghiệp dư hay chuyên nghiệp, các vận động viên đều quan tâm tới một thiết bị quan trọng: Vợt. Ngay cả trên diễn đàn cầu lông lớn nhất thế giới, thiên hạ cũng chỉ bàn tán nhiều đến chuyện này.

Mỗi người có các đặc điểm về thể hình, thể lực, trình độ kỹ thuật, lối đánh (chiến thuật) khác nhau, nên cần lựa chọn vợt thật phù hợp; nếu không, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ dễ bị mất hứng thú, trình độ không nâng lên, hoặc tệ hơn nữa là chấn thương cổ tay, vai...

Điểm thứ nhất cần: Trọng lượng vợt

Thường được ghi kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt.
Số U càng lớn, vợt càng nhẹ;
2U (90-94 gr)
3U (85-89 gr)
4U (80-84 gr)
với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); các bạn nữ, các em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr).
Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10 gr nữa.

                                                         Ảnh: Vợt của Lindan
Điểm thứ hai: Chu vi cán vợt
Tùy theo sở trường, Bạn sẽ chọn vợt nặng đầu (heavy head), cân bằng (even balance) hay nhẹ đầu (light head). Những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy.
Bạn nào trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu; ngược lại, các anh quá tuổi trung niên, các bác hưu trí yếu sức hơn, hay đánh zic zac, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu. Ai có lối đánh công thủ tương đối toàn diện thì có vẻ phù hợp với loại balance. Một số vợt đời sau của ProAce, Caslon, Ashaway có loại nặng đầu, với Yonex là CAB 20MS, CAB 30MS, Ti10, MP88, AT700, AT800...
Khi chọn mua, cầm thử cũng có cảm giác ban đầu về việc này, kể cả về độ cứng của thân vợt:
Người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng;
Nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo (flexible) hơn.
Với vợt thân dẻo, độ linh hoạt khi sử dụng cũng cao hơn.
Vợt của Lee Chong Wei

Thực tế, các nhà sản xuất cũng có "chiêu" làm tăng độ dẻo thân vợt dù thân làm bằng chất liệu cứng, nói nôm na là "tăng lực" các kiểu. La Fleche thì có thân vợt nhỏ dần từ cán lên, Wilson thì "trợ lực" ở phần cán tiếp giáp thân vợt, Gosen thì thiết kế thân vợt có một đoạn nối ngắn. Dù sao, hiệu quả sử dụng các loại vợt "tăng lực" này còn tùy vào tài nghệ của bạn chứ không cứ "tăng" là tốt. Ngoài ra, có nhà sản xuất ghi rõ trên thân vợt chữ offensive (công) hoặc defensive (thủ) cho bạn dễ chọn cái hợp "gu".
Cuối cùng, nếu bạn không dự định làm vận động viên chuyên nghiệp thì việc loại vợt nào chuyên dùng để đánh đơn hay đánh đôi cũng không quan trọng lắm. Dân phong trào thường lấy đánh đôi làm chính.

Một số thương hiệu nổi tiếng vợt cầu lông như Wilson, Yonex, Prince, Babolat...,
-Loại chất lượng làm vợt: Ngày nay công nghệ Nano là tối tân nhất. Với ký hiệu nCode (có sử dụng chất liệu nano carbon trong một số chỗ ở đầu và thân vợt).

Riêng Vợt của hãng Yonex chia ra các nhóm đẳng cấp:
Từ nhóm Nano (NCode) (cao cấp), Carbonex, đến các nhóm vợt còn lại của Yonex như Isometric, Titanium, Muscle Power, Armotec, Nanospeed khá dễ "bầm dập" khi va chạm, cần được sử dụng cẩn thận.
Vợt chính thống của Yonex: Serie khắc trên cán.
Vợt dởm: Chỉ in số Serie trêncán chứ không khắc.
Chỉ cái vợt cầu lông không thể nào làm nâng cao đẳng cấp của bạn. Dù bàn cãi sôi nổi về vợt, các fan cầu lông khắp thế giới vẫn nhất trí với nhau rằng: hãy chọn cái nào phù hợp với sở trường cách đánh của mình.
Các vận động viên đỉnh cao quốc tế luôn dùng vợt do nhà tài trợ cung cấp; thành tích của họ do bài bản và khổ luyện, chứ không chỉ do cái vợt đắt tiền thuộc model mới nhất. Nhưng lẽ tất nhiên chẳng có cao thủ nào dùng vợt "Rởm" thi đấu.

 Vợt của Lindan cũng phải gãy.

28/7/11

BÀI TẬP KIỂM TRA THỂ LỰC TRONG MÔN CẦU LÔNG

I. Tố chất thể lực
Tố chất thể lực là năng lực về cơ năng biểu hiện ra vận động thông qua tốc độ di chuyển, lực bột phát của tay, chân. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
1. Chạy 50m: Dùng để đo tốc độ từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá tốc độ chuyên môn, người nào có trình độ kỹ thuật cao thì tốc độ cũng nhanh. Trong Cầu lông tốc độ được thể hiện thông qua năng lực di chuyển, biến tốc nhanh
2. Bật xa, bật cao tại chỗ: Được sử dụng để đánh giá lực bột phát của chân. Trong cầu lông sức mạnh của chân đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho Vận động viên có thể di chuyển nhanh để đến và đánh một quả cầu ở mọi vị trí trên sân.
3. Chạy 800m hoặc 1500m: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sức bền của hệ thống tim, mạch và hô hấp của Vận động viên. Xu hướng hiện nay cho thấy, trong các trận đấu đỉnh cao ngày càng đòi hỏi cao về sức bền và sức bền tốc độ. Tùy thuộc vào các nhóm tuổi khác nhau mà chọn cự ly cho hợp lý.
4. Ném quả cầu lông xa: Được sử dụng để đánh giá lực bột phát khi tay làm động tác ném cầu. Thực hiện động tác ném quả cầu lông xa giống như động tác đập cầu. Do đó có thể sử dụng chỉ tiêu này để kiểm tra sức mạnh chuyên môn.
5. Nhảy dây đơn hoặc kép: Đây là bài tập thường được áp dụng cho các Vận động viên cầu lông, phản ánh khả năng phối hợp và sức bền của VĐV.
6. Di chuyển ngang, di chuyển dọc, di chuyển về 4 góc sân: Ba chỉ tiêu này là sự vận dụng linh hoạt, phối hợp của 5 bước di chuyển cơ bản (bước đệm, bước vượt, bước đạp, bước liền và bước nhảy), được sử dụng để đánh giá năng lực tố chất chuyên môn của VĐV.

II. Kiểm Tra
1. Sức mạnh
Sức mạnh cần thiết cho cầu lông hơn so với độ dẻo dai thuần tuý. Sức mạnh của chân là tối quan trọng. Có thể đo được sức mạnh chân của một vận động viên bằng cách ghi nhận mức chênh lệch độ cao mà người đó có thể với tới khi nhảy và khi bình thường người đó với tới được. Cách kiểm triệu này gọi là cách nhảy Sergent. (xem hình 4.9)


2. Tốc độ

Đây là bài kiểm tra chạy nước rút
Phương pháp: ghi thời gian chạy 50m (chạy thẳng). Đây là độ dài tối đa được đề nghị cho kiểm tra tốc độ vì những khoảng cách ngắn hơn sẽ phù hợp hơn với môn cầu lông. Bài kiểm tra nên thực hiện ngoài trời. Nếu không thể, có thể sử dụng nhà thi đấu cầu lông làm nơi kiểm tra. Khi đó có thể chạy theo chiều dài của sân và phải trở đầu chạy ngược lại vài lần, điều đó cũng giúp kiểm tra thêm sự linh hoạt của vận động viên.

3. Độ dẻo

Chỉ tố chung của độ dẻo là các bài kiểm tra độ dẻo cột sống. Có nhiều phương pháp như sau:

a. Đứng và gập người chạm vào ngón chân

Đóng một cây thước vào cạnh ghế theo chiều thẳng đứng. Đứng trên ghế sao cho mũi chân sát với mép ghé. Giữ chân thẳng và từ từ cúi xuống để chạm tay vào ngón chân hoặc thấp hơn. Cây thước sẽ ghi nhận tầm vươn xa của bạn qua ngón chân (điểm dương) hoặc chưa tới ngón chân (điểm âm).


b. Ngồi và gập người chạm vào ngón chân

Đặt một cái hộp trên sàn nhà, trên hộp đóng một cây thước theo chiều ngang. Ngồi trên sàn nhà sao cho 2 chân thằng và bàn chân áp sát vào hộp. Gập người chạm vào ngón chân, tính điểm âm và dương tương tự như trên.


c. Độ ngửa lưng

Đặt một cây thước theo chiều thẳng đứng. Nằm sấp, đầu để sát với cây thước, bàn tay úp xuống sàn và ngang ngực. Ngửa lưng, dùng tay nâng đầu và vai từ từ lên khỏi mặt đất, đo độ cao của mũi so với mặt đất.

TRẢ GIAO CẦU HIỆU QUẢ TRONG ĐÁNH ĐÔI

TRẢ GIAO CẦU HIỆU QUẢ TRONG ĐÁNH ĐÔI

Written by Eugene Kumekawa

Nguồn: Washington State Badminton Association Newsletter, Summer 1995

Nguồn: Washington State Badminton Association Newsletter, Summer 1995

Tất cả chúng ta đều biết rằng “đánh cầu xuống” là cách để giành phần thắng trong đánh đôi. Nhưng liệu bạn đã áp dụng nguyên tắc này trong đỡ giao cầu chưa? Nếu trả giao cầu bằng cách dỡ cầu lên, bạn sẽ khiến đội mình rơi vào thế phòng thủ. Không khó để ghi điểm nếu đối phương trả giao cầu bằng cách dỡ cầu lên và tương tự, rất khó giành phần thắng trước một đối thủ luôn luôn ở gần lưới và buộc chúng ta phải nâng cầu lên. Thật vậy, việc “đánh xuống” rất đơn giản.; một vdv nên "khái niệm hóa" và thực hiện những cú đánh buộc đối thủ phải nâng cầu lên. Mô hình luân phiên từ “đánh xuống” đến “khiến đối thủ nâng cầu lên” là chìa khóa để chiến thắng trong đánh đôi và trong việc trả giao cầu một cách hiệu quả.

1. Trước khi đối thủ giao cầu

Nếu bạn là người nhận giao cầu, bạn cần ghi nhận vị trí đứng của từng đối thủ. Vị trí và trạng thái của của họ sẻ ảnh hưởng đến pha cầu tiếp theo của bạn, trong đó bạn cần quyết định nên trả cầu vào vị trí nào từ mỗi góc trong ô nhận giao cầu của bạn. Sự chuẩn bị kĩ cho việc nhận giao cầu giúp giảm sự do dự và bất ngờ khi bạn bị đối thủ giao cầu “dài”; hình dung trước những gì bạn sắp thực hiện. Có 9 cách trả giao cầu mà bạn có thể chọn.

- Đánh cầu ra hai góc lưới (Net shot down the line in the alley)

- Chặn cầu nhỏ ngay giữa lưới và ngay trước mặt người giao cầu (Net shot to the middle in front of server)

- Kéo lưới (Net shot cross court in the alley)

- Đánh đờ-mi (Half court down the line in the alley)

- Đánh cầu ra giữa sân và vào thẳng người giao cầu (Half court through the server's body)

- Đánh chéo cầu ra giữa sân (Half court cross court)

- Tạt cầu ra hai góc cuối sân (Flat drive behind server partner down the line in the alley )

- Đẩy cầu thẳng vào ngực hoặc mặt người giao cầu (Flat push to server partner's chest or face )

- Tạt cầu chéo sân (Flat drive cross court )


Thông thường, bạn nên đánh cầu xuống hai biên hay giữa sân trước khi thực hiện những cú đánh chéo sân vì các quả đánh chéo sân chỉ hiệu quả nếu đối thủ của bạn bị bất ngờ. Đánh chéo sân khi bạn và đồng đội đứng trên-dưới (vị trí bắt buộc khi bạn giao cầu hay nhận giao cầu) là rất mạo hiểm vì nó khiến đồng đội vủa bạn rơi vào tình thế khó khăn và bất ngờ và tạo khoảng trống trực diện cho đối thủ trong khi bạn tưởng rằng mình đã tấn công vào khoảng trống bên sân đối thủ. Tương tự thế, Các góc đờ – mi là những cú đánh khó chịu nhất cho đối thủ: nên phát huy cách trả giao cầu này.

Mục tiêu của bạn ở đây không phải là thắng điểm ngay sau khi trả giao cầu, mà là đánh quả cầu sao cho đối thủ phải nâng cầu lên. Khi bạn làm được như vậy tất là nhiệm vụ trả giao cầu của bạn đã hòan thành, phần còn lại là nhiệm vục của đồng đội, người đứng sau bạn và đập cầu. Do phải đỡ giao cầu, bạn chỉ nên tiếp tục đứng trên và kiểm soát phần lưới, nói cách khác, bằng việc ở lại trên lưới và đề phòng đối thủ thực hiện các pha đánh lưới. Bạn cần nhớ rằng, đối thủ của bạn cũng cố gắng làm những điều bạn định làm, tất là khiến bạn phải nâng cầu lên. Những vđv trả giao cầu và sau đó lùi ra xa lưới để đoán bắt trước một quả phong cầu thường là những vdv đánh đơn chứ không phải đánh đôi.

Vị trí của đối thủ bên giao cầu có thể chỉ tạo ra một khỏang trống vừa đủ sao cho khi một trong hai người đập cầu, quả cầu phải được đối thủ nâng lên. Nếu người giao cầu đứng sau vạch giao cầu khoảng 8 inches (~20cm) hoặc cách biên giữa 20cm, anh ấy hoặc cô ấy sẽ khó đối phó với những quả trả giao cầu ngay lưới. Nếu người giao cầu đứng ngay chữ T, bạn nên cố gắng đẩy cầu qua tay người giao cầu về phần nửa sân. Đồng đội của người giao cầu nên đứng ở vị trí mà vợt của mình có thể với tới các đường cầu của người trả giao cầu. Nếu đứng quá sâu, họ khó đối phó với cầu trả về nửa sân lẫn cuối sân. Đứng cách xa vạch giữa sân thì khó ứng phó với bất kì quả đánh ngòai tầm nào và với bất kì quả cầu nào mà người trả giao cầu đánh 2 nhịp.

Thể lực và trạng thái đợi của đối thủ bên giao cầu cũng có thể ảnh hưởng đến các chọn lựa của bạn trong việc trả giao cầu. Nhiều người thích đẩy cầu sát vào những người giao cầu cao và to khiến cho đồng đội anh ta bị che khuất tầm nhìn; tượng tự; đánh xa tay những người giao cầu thấp. Nếu bất kì người giao cầu nào đứng với tư thế một chân đặt cao hơn so với chân còn lại, bạn nên thử trả giao cầu sao cho người giao cầu đó phải dịch chuyển chân trước về phía sau hoặc phải xoay vai hoàn toàn, về lý thuyết, người giao cầu đó phải mất nhiều thời gian hơn để đánh cầu, đặc biệt khi chân bên thuận đặt cao hơn.

Bước tíêp theo trong việc nhận giao cầu là điều chỉnh vị trí nhận giao cầu của bạn. Nếu bạn muốn đứng đủ gần lưới sao cho chỉ trong một sải chân ngắn đầu vợt của bạn có thể đánh tới mép lưới và đứng đủ sâu để có thể đánh tới những cú giao cầu cao bằng việc lùi 2 bước và nhảy lùi sau bước thứ 2. Bạn nên đứng ở vị trí sao cho có thể đánh những quả giao cầu vào chữ T bên phía thuận tay mà không cần di chuyển, và chỉ bước lên một bước để chặn đứng một cú giao cầu mở rộng về phía thuận tay của bạn. Đầu vợt của bạn nên đưa cao hơn mép lưới.

Khi bạn đã sẵn sàng và đợi cú nhận giao cầu. Tránh suy nghĩ lung tung và tập trung quả cầu. Cố gắng không đoán quyết tâm của noơi giao cầu bởi vì nó gây ra việc trả giao cầu hấp tấp hoặc là nâng cầu. Bạn nên hướng vào mục tiêu trả cầu ổn định và chắc chắn nhằm tạo áp lực buộc đối thủ phải nâng cầu. Để thay thế, học cách giao cầu nhằm phát những thay đổi và khác biệt giúp nhận ra dấu hiệu của cú giao cầu ngắn hoặc dài. Không bào giờ hướng trọng tâm tới trước hoặc ra sau cho đến khi quả cầu của ối thủ rời khỏi vợt.

2.Trong quá trình giao cầu và trả giao cầu

Khoảnh khắc mà bạn biết quả cầu giao ngắn hoặc dài, việc trả giao cầu bắt đầu với một cú bật mạnh với chân thuận nhún tới (nếu cầu giao ngắn) hoặc nhảy mạnh về sau (bằng chân nghịch). Với những cú giao cầu ngắn, bạn cần đánh cầu trong khoảng thời gian một bước chân lên lưới, trước khi cầu rơi xuống quá thấp. Bạn cũng có tực hiện một cú trả giao cầu hiệu quả khi mà cầu đã rơi xuống tới nửa lưới và bay được khoảng nửa đọan đường tính từ lưới vị trí đỡ giao cầu của bạn, nhưng những quả trả giao cầu đó chỉ có thể là những quả đánh về nửa sân. Việc tạt cầu ngang hay đẩy đẩy cầu sâu về 2 góc chỉ hiệu quả khi cầu còn ở gần mép lưới; Trả giao cầu bằng các quả đánh lưới cũng hiễu quả nếu cầu còn nằm sát mép lưới. Điểm chính yếu ở đây là bạn cần phải lao về trước càng nhanh càng tốt sau khi nhận biết được đó là quả giao cầu ngắn.; sự chồm tới mạnh mẽ của cơ thể bạn có thể khiến đối thủ “tê liệt”, giữ họ trong trạng thái do dự và không có đủ thời gian để phản ứng với quả trả giao cầu. Cố gằng giữ vững tư thế thẳng, bởi vì nếu đối thủ đánh cầu trả lại gần bạn, bạn sẽ không thể kết thúc nó nếu bạn vẫn còn ở tư thế cằm thấp hơn mặt lưới.

Những người nhận giao cầu cao lớn có thể bắt giao cầu bằng cách luót nhẹ tới bằng chân nghịch, nhưng những người thấp hơn và những người đứng xa vạch nhận giao cầu trước cần nhớ giữ vai và đầu vợt khi lướt nhẹ lên bằng chân nghịch giống như khi búng tới bằng chân thuận.

Còn khi trả cầu cao, đồng đội của ngừơi nhận giao cầu cần bao hầu hết sân gống như khi đánh đơn do người nhận giao cầu phải đập cầu, anh ấy (cô ấy) sẽ rơi vào tình trạng mất thăng bằng. Thông thường, cú giao cầu cao càng nhanh, thì việc trả giao cầu nên diễn ra càng chậm; lúc này tất cả những điều bạn nên làm là thực hiện một cú đập chặt hoặc chặt cầu chậm nhằm khiến đối thủ phải nâng cầu lên,. Khi họ đã nâng cầu lên, và bạn đã lấy lại được thăng bằng, bạn có thể đập mạnh.

Giả vờ hướng đầu vợt và cơ thể bạn vào quả trả giao cầu. Đặc biệt cố gắng khiến đối thủ nghĩ rằng bạn chuẩn bị đánh vào một hướng, sau đó đánh vào hướng khác. Bạn có thể thực hiện một động tác giả đơn giản bằng cách giữ mặt vợt ngay trước mặt bạn, giống như bạn đang chuẩn bị thực hiện một cú đánh lưới, nhưng vào giây cuối cùng bạn hất, chặt, hoặc gõ nhẹ cầu. Một kiểu đánh lạc hướng khác là nhịp đầu vợt ngang với quả cầu. Tương tự cách trên, bạn giữ đầu vợt cao và chặt cầu xuống trong khi có thể kéo lưới hoặc tạt cầu. Cả hai cách đánh lạc hướng đều khiến các đối thủ bỏ ý định đoán trước và đợi quả đỡ giao cầu của bạn. Đối thủ của bạn sẽ rất “khỏe” và thỏai mái tâm lý nếu đối đầu với một người mà họ dễ dàng phán đóan trước các cú đánh.

Sau khi trả giao cầu

Một khi quả trả giao cầu đã được đánh xong, bạn cần tập trung sự chú ý vào mức độ thành công trong việc buột đối thủ dỡ cầu lên. Liệu đối thủ có “cắt đứt” được quả đánh nửa sân của bạn và đẩy cầu lại qua tay bạn. Nếu thế, lần trả giao cầu tiếp theo bạn nên đánh lưới, nếu lúc nào bạn cũng “chụp” cầu, người giao cầu chỉ việc chuẩn bị và cắt đứt nó. Nhưng họ chỉ có thể cắt đứt hoặc quả trả giao cầu nửa sân, hoặc quả cầu đánh lưới, không thể c8át đứt được cả 2. Và liệu đồng đội của người giao cầu có lên đủ nhanh để bắt kịp quả đánh nửa sân của bạn và tạt cầu về hai góc cuối sân. Vậy, lần đỡ giao cầu tiếp theo, bạn nên giả vờ đánh thẳng và sau đó thì tạt cầu chéo về góc cuối sân. Điểm chính yếu ở đây là bạn cần phải điều chỉnh thích hợp với những thay đổi trong cách đánh trả cầu của đối thủ khi bạn trả giao cầu. Biến hóa các trả giao cầu của mình dưới mọi hình thức, bởi vì tất cả các cú trả giao cầu đều trở nên lợi hại nếu bên giao cầu không thể đóan trước.

3.Xử lý sự cố (troubleshooting)

Hầu hết chúng ta hay nghĩ rằng “tấn công người giao cầu” có nghĩa là lao lên và trả giao cầu thật mạnh. Điều đó không hòan tòan đúng. Bạn muốn nhảy nhanh về trước, nhưng bạn cũng muốn kiểm soát đà (động lượng) của mình để có thể đánh trái cầu tiếp theo. Một quả trả giao cầu mạnh sẽ rất tốt nếu bạn bắt được quả cầu lúc còn nằm phía trên mép lưới, nhưng một khi quả cầu đã rơi nghiêng xuống, bất kì cú đánh trả mạnh nào về cuối sân, nếu không bị vướng lưới cũng sẽ cao hơn vai của đồng đội noơi giao cầu. Khi nhận giao cầu, bạn có thể nhận thấy rằng trái cầu sẽ càng bị đánh trả về oơng bạn nếu bạn đánh càng mạnh. Hơn nữa, bạn sẽ không biết mình nên đứng luôn trên lưới hay lùi về để thù nửa phần sân của mình, bời vì viớ những quả trả giao cầu cao hơn vai đối thủ, đối thủ có thể đập hoặc chặt cầu. Tóm lại, những quả trả giao cầu tấn công phần cuối sân không hiệu quả bằng việc trả giao cầu khiến đối thủ nâng câu lên. Bạn nên tránh tình huống này và tập trung vào việc di chuyển cang nhanh cang tốt sau khi cầu được người giao cầu giao đi. Khi bạn bắt oơc quả giao cầu sớm, dù bạn trả giao cầu nhẹ hơn cũng vận hiệu quả hơn nhiều. Một lần nữa, xin nhắc lại là những quả trả giao cầu nửa sân là khó chịu nhất cho các đối thủ.

CHIẾN THUẬT ĐÁNH ĐÔI NAM NỮ

Mình nghĩ ai cũng đồng tình rằng ngoài kỹ thuật thì chiến thuật trong thi đấu cầu lông là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong đánh đôi, cần sự ăn ý và nhịp nhàng. Nếu phải kết hợp đánh đôi với một người lạ, 2 người chưa biết gì về cách đánh của nhau thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn (mà hậu quả thì khôn lường: gẫy vợt, u đầu, sức trán...). Tuy nhiên nếu ai cũng nắm vững được những chiến thuật căn bản trong đánh đôi của cầu lông thì mọi sự kết hợp có lẽ sẽ dễ dàng hơn. Bên dưới là "chiến thuật đánh đôi trong cầu lông" của tác giả Paul Malischke. Nếu mọi người thấy chiến thuật nào chưa hợp lý hay chưa đầy đủ, thì đưa ra để mọi người cùng bàn luận nhé.

Chiến Thuật đánh đôi nam (nữ) trong cầu lông
Paul Malischke

Tóm tắt:
A) Tránh nâng (treo) cầu, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ tấn công
B) Nếu bị buộc phải nâng cầu, chúng ta (đôi nam hoặc đôi nữ) phải đứng song song để thủ các quả đập của đối phương
C) Nếu đối thủ nâng cầu về phía chúng ta, chúng ta sẽ đứng trước sau (một người đứng trước còn một người đứng sau)
D) Người đứng sau có thể đập hoặc “chặt” cầu thằng về trước, tạo điều kiện cho người đứng trước dứt điểm những trái cầu dễ sau đó.


Hãy nghĩ cầu lông là một môn đánh trả qua lại, trong đó 1 đôi ở thế công còn đôi kia ở thế phòng thủ. Mục tiêu của bạn là nắm được thế công và giữ thế công đó cho đến lúc thắng điểm. Bạn chỉ ở thế công khi bạn đánh cầu xuống (đập, chặt) và đối thủ của bạn bị buộc phải đánh cầu lên (nâng cầu).

Tấn công
- Đánh các trái cầu ở vị trí cao trên đầu là mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Lúc này, bạn có thể vận dụng nhiều lực nhất và có thể biến hoá cách đánh đa dạng nhất: đập, chặt, hoặc một cú phong cầu tấn công nhanh.

1. Buộc đối thủ của bạn phải nâng cầu lên để họ rơi vào thế phòng thủ.
2. Khi bạn đã nắm được thế tấn công, một người (bạn hoặc đồng đội của bạn) sẽ đứng trước, còn người kia sẽ đánh phía sau.
3. Nếu đối thủ nâng cầu về phía người đứng sau, người đứng lưới sẽ tự động di chuyển vị trí để luôn đứng trước người đánh phía sau và hơi gần giữa sân. Người đứng sau có thể đập hay chặt thẳng về phiá trước (đánh chữ I), và người đánh lưới chuẩn bị sẵn tư thế để bắt những cú đỡ cầu yếu của đối phương và ghi điểm.
4. Nếu bạn là người đứng sau, hãy đánh thẳng cầu về trước (đánh chữ I), đập hoặc chặt gì cũng được. Còn những quả đánh chéo sân từ phía sau sẽ bỏ một khoảng trống lớn khiến đối thủ có thể đẩy hoặc tạt cầu vào. Những cú đập cầu chéo sân như vậy làm cho đồng đội của bạn không thể tham gia vào các pha cầu.
5. Tránh nâng cầu giúp đối thủ của bạn chiếm thế tấn công. (áp dụng hướng dẫn này cho khoảng 80% các pha cầu).
6. Đập, tất nhiên là cú đánh được ưa thích hơn của người đứng sau, nhưng nếu thể lực giảm sút, chặt cầu sẽ thích hợp hơn.
7. Trong thời gian bạn duy trì được thế tấn công trong suốt các pha đánh cầu qua lại, người đứng trên sẽ vẫn đứng trên, còn người đứng sau cũng vẫn đứng sau, trừ một ngoại lệ: Nếu đối thủ nâng cầu qua ngay phần giữa sân, người đứng sau sẽ đánh trái cầu đó vì người đứng sau sẽ dễ dàng có một cú đánh tốt về trước hơn so với người đứng trên. Trường hợp này thuận lợi nhất cho người đứng sau bám theo trái cầu và chạy lên lưới vì họ đang ở vị trí giữa sân và rất thuận đà. Người đồng đội đang đứng phía trên đôi khi vẫn tiếp tục đứng trên, nhưng sẽ tốt hơn nếu người đang đứng trên lưới đó lùi về đánh phía sau. Sự chuyển đổi vị trí này dành cho những đôi đã đánh chung với nhau lâu và ăn ý, còn những đôi mới đánh chung nên tránh di chuyển kiểu đó.

Phòng thủ
- Bạn ở thế phòng thủ khi đối thủ của bạn đập hay chặt cầu, và tất cả mọi thứ bạn có thể làm lúc này là chặn các quả đập hoặc nâng các quả chặt. Đối thủ của bạn đã làm giảm đi sức mạnh của bạn và hạn chế các lựa chọn trong việc đánh trả cầu của bạn.

8. Khi 2 bạn bị buộc phải phòng thủ, hãy đứng song song. Đó là cách tốt nhất để thủ các quả đập. 2 bạn không thể thủ các quả đập nếu đứng trên dưới vì người đứng trên thì quá gần cầu (sẽ không kịp phản xạ) và phần sân bỏ trống 2 bên lại lớn hơn.
9. Khi bạn bị buộc phải chuyển từ thế công sang thế thủ, người đứng lưới phải nhanh chóng chọn một bên để lui về (thường là bên gần nhất). Người đứng sau phải quan sát sự di chuyển của đồng đội mình và di chuyển qua bên còn lại.
10. Mục tiêu của bạn là đánh những quả cầu có thể thể khiến đối thủ phải nâng cầu lên. Khi đạt được điều này, bạn sẽ lấy lại được thế tấn công.
11. Cách thứ 2 là phải nâng được những quả cầu sâu về cuối sân sao cho đối thủ của bạn không thể đập cầu dễ dàng.

Giao cầu

1. Những hướng dẫn về tấn công/phòng thủ ở trên là dành cho cả lúc giao cầu và đánh cầu qua lại. Hầu hết các quả giao cầu của bạn nên “ngắn” và thấp nhằm khiến đối thủ phải nâng cầu lên. Điều đó sẽ mang lại cho bạn thế chủ động, và người vừa giao cầu sẽ đứng luôn trên lưới. (Áp dụng hướng dẫn này cho khoảng 80% số lần giao cầu)
2. Khi có dịp, hãy giao cầu “dài” nhằm khiến người nhận cầu bị mất thăng bằng (bật ngửa ra sau). Tuy nhiên người nhận cầu sau đó sẽ phải đánh cầu xuống và bạn sẽ ở thế phòng thủ. Nên người vừa giao cầu nên lui về sau ở bên phần sân mà họ vừa đứng giao cầu. Còn đồng đội của người vừa giao cầu nên di chuyển lên phần sân còn lại để đứng song song hoặc nếu không đủ thời gian thì càng gần phần sân còn lại càng tốt.
3. Khi bạn là người nhận giao cầu, tránh nâng cầu lên, vì nó sẽ giúp đối thủ của bạn chiếm được thế công. Cách trả cầu một trái cầu giao “ngắn” tốt nhất là đánh đờ-mi (đẩy cầu thấp cho cầu rơi vào phần biên giữa sân). Nó khiến đối thủ phải chạy lên với cầu và nâng cầu lên. Lúc đó bạn sẽ chiếm được thế tấn công.

Làm thế nào để lấy được thế công? Hãy luôn giữ cầu thấp. Đẩy cầu ra giữa sân.
Làm sao để giữ được thế công? Tránh nâng cầu.
Và làm thế nào để thoát khỏi thế phòng thủ và lấy lại thế công:
- Nếu đối thủ một chặt cầu quá cao so với lưới, bạn sẽ có thời gian đề lao đến quả cầu đó. Hãy đẩy cầu vào góc đờ-mi. Đối thủ của bạn bây giờ sẽ phải nâng cầu lên. 2 bạn hãy di chuyển theo kiểu trước sau vì bây giờ bạn đã ở thế công.

HỎI ĐÁP
H. Tôi bị mất sức khi đứng phía sau đập liên tục. Bên cạnh đó, đồng đội của tôi lại chơi phía sau tốt hơn toi nhiều, vậy tôi nên làm gì?

Đ. Hãy đánh những quả cầu khiến bạn có thể đứng trên lưới, ví dụ như: khi giao cầu “ngắn”, bạn sẽ tiếp tục đứng trên. Và đề nghị đồng đội của bạn giao cầu “dài” nhiều hơn để 2 bạn có thể đứng đánh song song và bạn không cần đứng đánh phía sau.
Nếu bạn đang ở phía sau, bạn cũng có thể chặt cầu. Nếu bạn có thể chặt cầu “sắc” và “nhanh” thì những quả cầu này cũng hiệu quả không kém gì đập, đối thủ của bạn sẽ không thể đoán trước được.
Nói trước với người đồng đội của bạn rằng khi bạn chặt cầu từ giữa sân, bạn sẽ theo trái cầu đó và chạy lên lưới còn đồng đội của bạn sẽ lui về đánh phía sau.


H. Có phải cú đập cầu và chặt cầu có thể sử dụng luân phiên?

Đ. Phải. Một khi bạn đập và chặt cầu đều tốt, nó sẽ giúp bạn giữ được thế chủ động. Một trái chặt cầu tốt sẽ buộc đối thủ phải nâng cầu non, tạo cơ hội tốt cho bạn đập cầu từ giữa sân.

H. Khi nào thì tôi có thể nâng cầu?

Đ. Khi các quả cầu của bạn đánh ra có tới 90% là các quả đập hoặc chặt, bạn nên thỉnh thoảng phong cầu nhanh để làm đối thủ mất thăng bằng (bật ngửa). Một quả cầu phong nhanh bất ngờ về phía sau của đối thủ sẽ rất hiệu quả nhưng cần phải chắc chắn rằng cú phong cầu của bạn đi sâu về cuối sân. Nếu phong cầu non, bạn sẽ tạo điều kiện cho đối thủ nắm giữ thế tấn công. Tuy nhiên,sẽ có những lúc bạn bị mất thăng bằng và bạn chỉ có thể có một cách đánh là nâng cầu lên. Điếu này có thể chấp nhận được. Lúc đó hãy la lên cho đồng đội của bạn biết rằng bạn đang chuẩn bị nâng cầu để người đó biết và lui về đứng song song với bạn, và lúc này 2 bạn sẽ ở vào thế phòng thủ.

H. Khi tôi đang đánh ở phía sau, tôi có thể đánh cầu chéo sân ko?

Đ. Không. Không bao giờ. Giả sử bạn có một đối thủ mạnh thì hầu hết các quả đánh của bạn từ phía sâu cuối sân sẽ bị đối thủ đánh trả lại. Nếu quả đánh trả yếu, đồng đội của bạn (đứng ngay phía trước bạn) sẽ có thể thực hiện một pha dứt điểm. Nhưng nếu quả cầu trả lại mạnh thì bạn cần phải đánh trái đó. Quả cầu chéo sân mà bạn đánh sẽ khiến cho phần sân bỏ trống bên kia của bạn bị bị mở rộng hơn. Một đối thủ mạnh sẽ chỉ cần đẩy hoặc tạt cầu thẳng xuống đường biên của sân và thắng điểm. Hãy để dành những quả đánh chéo sân cho đánh đơn. Tuy nhiên, có những lúc bạn bị mất thế và có 1 cách đánh khôn ngoan là đánh cầu chéo sân. Điếu này thì chấp nhận được.

H. Tôi có nên luôn luôn đánh theo chiến thuật này?

Đ Bạn nên thực hiện theo tỉ lệ 80/20. Tức là 80% quả cầu đánh theo những hướng dẫn này, còn 20% đánh theo cách khác để đối thủ của bạn không thể đoán trước và “bắt bài”. Nhưng đừng bao giờ đánh chéo sân trong đánh đôi.

H. Có bao giờ những chiến thuật này thất bại?
Đ. Tất nhiên. Nếu đối thủ của bạn quá nhanh trong đánh trả những quả cầu đập, sẽ có nhiều quả cầu trả lại rất khó cho bạn cho bạn đánh tiếp.

Chú giải thuật ngữ:

Phong cầu: đánh cầu bay cao và sâu về cuối sân. Phong cầu non: giống như cố gắng phong cầu nhưng cầu rơi xuống ở giữa sân chứ không ra cuối sân.
Tạt cầu: Một quả cầu đánh mạnh và nhanh. Nó thường được đánh ở độ cao ngang cằm. Đường cầu đi ngang (phẳng)

Nâng cầu: đánh một quả cầu khi nó ở gần sàn hoặc là đánh cho quả cầu bay cao qua đầu đối thủ của bạn. Khi đó đối thủ của bạn có thể đánh cầu xuống (đập hoặc chặt cầu).

Đánh cầu xuống: Sử dụng kỹ thuật đánh cầu cao trên đầu để đập hoặc chặt cầu.

Người đứng lưới = người đứng trên = người đứng trước: người chơi gần lưới nhất và đồng đội của người đó đứng sau lưng.

CHIẾN THUẬT ĐÁNH ĐÔI NAM NỮ

University of Waterloo Badminton Club
O.B.A. Mixed Doubles Strategy

This document was prepared for the O.B.A. by Mr. John Gilbert, Level III Coach
1. Introduction
2. Service (a) Woman (b) Man
3. Reception of Service (a) Woman (b) Man
4. Offensive Play, Role of (a) Woman (b) Man
5. Defensive Play, Role of (a) Woman (b) Man
6. Conclusion
1. Introduction
Men, if you want to play singles, play singles; if you want to impress the girl, take her to dinner or a movie; but, if you want to play mixed, play mixed. You will note that all three are alternatives and do not necessarily co-exist. In this discussion of mixed doubles, I am assuming both men and women wish to play mixed doubles and are prepared to accept their proper responsibilities. For purposes of organization, I am going to discuss mixed doubles under the following headings:
I. Service (a) Woman (b) Man
II. Reception of Service (a) Woman (b) Man
III. Offensive Play, Role of (a) Woman (b) Man
IV. Defensive Play, Role of (a) Woman (b) Man
2. Service
(a) Woman
Many men in mixed doubles have a habit of intimidating the opposing woman by smashing her serve directly back at her. This tends to have a compounding effect as the fear of the smash leads to a poorer service. The consequent effect is an intimidated woman and her irritated partner because of her inefficient service. Therefore, the woman in mixed must practice
(1) a short service which is very low to the net. What is important is that the serve is close to the top of the net, how far back it lands in the court is largely irrelevant.
(2) The woman should also develop a second serve - either a flick or a flat drive service - which is disguised until the point of contact to appear as a short serve. A judicious mixture of these serves should keep the opposing man off balance so that his rush loses its effectiveness. Try not to show you are afraid of the rush - look him in the eye before service and then calmly decide on your service. After short service, keep your racket up and follow your serve part way to the net until your position is roughly at the "T" formed by the centre court line and the front service line. After a long service, take the defensive action described under "Defensive Play, Role of Woman".
(b) Man
Since the man in conventional mixed covers the court area bounded by the front service line, the side lines and the back line, he must serve from the centre of this area so he will be in position for the ensuing return. This will seem more apparent when it is remembered that the service being struck below the waist is therefore a defensive stroke. The man should serve, therefore, from about four or five feet back from the front service line and standing very close to the center court line. Since he is further back, his serve takes longer to cross the net and thus allows the opponents more time to rush in and smash it down. Therefore, the man's service must be particularly close to the net and should be hit fairly quickly to obviate the speed question already mentioned. Again, it is largely irrelevant how far back of the front service line the bird lands, provided it passes close to the top of the net. Like the woman, the man should practise variations of service disguised as much as possible and should mix these serves in a game. Of course, both women and men should consistently exploit any obvious weakness in their opponents' reception of serve.
3. Reception of Serve
(a) Woman
If short served, a woman should vary her return, using the following:
1. net dribble to the alley closest to her
2. net dribble to the alley furthest from her
3. push the bird directly back at the server You should then follow this return in to the net with your racket up and either force the opposing woman to lift the bird or, if she net drops the bird back, you can pounce on it and knock it to the floor. Note this shot should be hit as steeply as possible to the floor.If long served, a woman should smash the bird as follows:
1. at the opposing woman
2. straight down the sideline You should then follow the bird to the net as soon as possible. Your partner should cover everything except the bird hit directly back to you.
(b) Man
If the man rushes the serve well he should have his partner straddle the centre line about half court. If she takes this position, he must rush the serve to either alley or the opposing man's body forcibly enough to make the opposing man return it weakly either to him at the net for an easy put away or half court to the lady where her smash well placed should be most effective.If the man does not rush serve well, he should leave his partner in her normal position and should use the returns recommended for the lady. Immediately after hitting such a shot he should return to his position at three quarter court. If the opposing man attempts to anticipate these returns and moves too far forward, you should hit the occasional lob to the backhand deep corner.
4. Offensive Play, Role of:
(a) Woman
In conventional mixed doubles the offensive court is divided into two zones with the woman responsible for the up zone from the net to about a foot behind the front service line. I would suggest that women encourage their male partners on occasion to gain respect for the difficulties of this position by playing it themselves in practice. It is difficult position and involves almost endless crouching, anticipation and quick movement and is a suicidal spot if the bird is unexpectedly lifted. In this "up" position, the woman is responsible for all net shots and cutting off as many flat shots as possible, especially the cross court ones. She must avoid lifting the bird at all costs. Therefore, she must become very proficient at net play and blocking drives. Keep your racket up and angled slightly forward so any shots hitting it will fly in a flat or downward trajectory. Take all net shots as high as possible, preferably with overhead strokes. When blocking flat shots, block: do not swing at them to any noticeable degree, it will cause faulting. Remember, your job is to set up your partner by forcing your opponents to lift, and to finish some rallies off with put always from the net. A put away is just that, it must never come back. Be certain you are able to smash that bird very sharply downwards to the floor rather than hitting it towards the floor at three quarter court where the opposing man easily handles it. The result of this premature "smash" is often to lose the offensive advantage you had been developing. In fact, it would be a good idea for a woman to play mixed without ever hitting a bird to the opposing man.
(b) Man
The man is responsible for the rest of the court not assigned to the woman (see above). Let me suggest, men, that if the women appear to be weak and thus ineffective (on the court of course!), hit the bird to them and exploit those weaknesses. Do not hit back and forth with the opposing man: it may look good but it is not the way to win mixed doubles. Play the woman, forcing the opposing man to come closer to the net to help her out. As he comes closer to the net, he will be increasingly out of position. Then hit quick, flat, straight drives down the sidelines, preferably down the backhand. Be careful with crosscourt drives: a good opposing woman will cut there of and almost inevitably they are winners or lead to winners. Once you have the opposing man in the backhand corner, leave him there. There is very little he can do from that position and you should definitely be able to win the rally.
5. Defensive Play, Role Of:
(a) Woman
Defensive play in mixed doubles is defined as whenever the opposing team is in a position merely to push the bird downwards from the net. The latter situation results instantaneously from the net play and a woman is in position to do anything other than protect her face of flail blindly at the bird.The bird should never be lifted in mixed except in emergencies. If you do lift, try to lift it as high and deep to a back corner as the gym permits. The woman should position herself a few feet back of the front service line diagonally to the smash. Because of the greater distance on the diagonal, her position now is the same distance as her partner is:


If she is capable, she should crouch and return the bird by overhead blocking. If she is not quick enough for this, she should retreat further down the crosscourt sideline and square off with her back to the sideline and retrieve entirely with a backhand or forehand, depending on the side of the court she is on. If she is in the further up position, she is responsible for the smash and as much of the possible drop shot area as she can. If she is in the further back position, she is responsible for the smash, the drop in front of her and a flat clear in her direction. For all intents and purposes, a long service should be treated as a deep high lift. Whatever the case, always cover as much court from a side line in on a smash and drop as possible and return the bird with a net drop or flat push.
(b) Man
For the man, the defensive court if obviously the area not covered by the woman. As well, the man is responsible for a high clear hit over the woman's head. Because of the time factor in its trajectory, the woman should be able to move back into her offensive position and the man should be able to move quickly enough to smash the bird. Note that when the bird is lifted in mixed, both the woman and the man have a very difficult job ahead of them. Therefore, avoid lifting and, if necessary, attempt to flatten your return of the smash.6. Conclusion
Here are just a few final reminders. The woman at the net in mixed is in a very vulnerable position. She cannot see the play developing as can the man from the back court. She is almost always in a crouch. The man in mixed should be considerate in this regard and avoid a style of play which will make her task more difficult. Like men's or ladies' doubles, mixed is a team game. Partners must complement each other and work to be greater than the sum total of two individuals. There is no room for the women's libber or the male chauvinist on the mixed court.

  _____________________

University of Waterloo Badminton Club
O.B.A. Chiến thuật đấu đôi nam nữ
 

Tài liệu này được soạn thảo cho O.B.A bởi Mr. John Gilbert, HLV Level III

1. Giao cầu (a) Nữ (b) Nam
2. Đỡ Giao cầu (a) Nữ (b) Nam
3. Chơi tấn công, nhiệm vụ của (a) Nữ (b) Nam
4. Chơi phòng thủ, nhiệm vụ của (a) Nữ (b) Nam
5. kết luận


1. Giao cầu Service

(a) Nữ Woman

Nhiều nam vdv trong đấu đôi nam nữ có thói quen đe doạ nữ đối thủ bằng cách đập trả quả cầu vừa được giao thẳng vào người nữ vừa giao cầu. Điều này giúp mang lại một hiệu ứng kép: khiến người nữ giao cầu kém hiệu quả hơn và đồng đội cô ta sẽ phát cáu vì những quả giao cầu kém hiệu quả của người nữ. Vì vậy, nữ trong thi đấu đôi nam nữ nên luyện tập:

- Những quả giao cầu ngắn thật sát lưới. Điều rất quan trọng là quả cầu được giao phải đi sát mép lưới, còn việc quả cầu rơi cách vạch đỡ giao cầu bao xa không quan trọng lắm.

- Người nữ cũng nên tập luyện và phát triển khả năng giao cầu hai nhịp: búng nhẹ hoặc đẩy vợt đi tới, cách giao cầu này sẽ được che giấu cho đến khi vợt tiếp xúc với cầu và giao một quả cầu ngắn. Việc kết hợp một cách khôn ngoan và hợp lý những cách giao cầu này sẽ làm nam đối thủ mất thăng bằng và những quả chụp của anh ta sẽ mất hiệu quả. Cố gắng đừng tỏ ra bạn sợ bị chụp cầu. Nhìn vào mắt nam đối thủ trước khi giao cầu và bình tĩnh quyết định trong các cú giao cầu của bạn. Sau khi giao cầu ngắn, giơ cao vợt của bạn lên và bám theo đường cầu bạn vừa giao di chuyển lên lưới sao cho vị trí đứng của bạn sẽ gần với ngay chữ T(phần giao giữa đường tâm và vạch giao cầu trên). Còn sau một quả giao cầu dài, hãy chuyển sang tư thế phòng thủ như được mô tả trong phần “Chơi phòng thủ, nhiệm vụ của nữ”.

(b) Nam

Do nam trong thi đấu đôi nam nữ truyền thống thường bao phần sân tính từ vạch giao cầu trên và trở về sau, anh ta phải giao cầu từ trung tâm của phần sân đó nhằm bảo đảm cho việc quay trở về phía sau. Điều này dường như rõ ràng hơn khi chúng ta nhớ rằng quả giao cầu được đánh từ dưới thắt lưng, vì vậy nó là cú đánh phòng thủ. Vì vậy, người nam nên đứng giao cầu ở vị trí cách vạch giao cầu trên 4 đến 5 feet (1.2 – 1.5m) và đứng thật sát với đường tâm của sân. Do anh ta đứng xa phía sau, nên quả cầu được giao phải đi một quãng đường xa hơn để tới lưới, cho phép đối thủ có nhiều thời gian để lao tới và đập cầu hơn. Vì vậy, quả giao cầu của nam phải đặc biệt sát lưới và nên được đánh nhanh để đối thủ không kịp phản xạ. Một lần nữa, việc quả cầu rơi cách vạch đỡ giao cầu bao xa là không quan trọng, mà quan trọng là quả giao cầu phải đi thật sát lưới. Giống như nữ, nam vdv nên luyện tập nhiều phương pháp giao cầu có thể che giấu, đánh lạc hướng đối thủ và kết hợp các cách giao cầu này trong thi đấu. Tất nhiên, cả nam và nữ nên cố gắng khai thác bất kì điểm yếu trong việc đỡ giao cầu của đối thủ.

2. Nhận giao cầu

(a) Nữ


Nếu quả cầu được giao ngắn, nữ vdv nên biến đổi cách trả giao cầu, sử dụng những phương pháp sau:

- Chặn nhỏ hoặc đẩy cầu vào góc đờ mi gần sát mình nhất (Đánh thẳng)

- Kéo lưới hoặc đẩy cầu vào góc đờ mi xa mình nhất (Đánh chéo)

- Đẩy cầu thẳng vào người vừa giao cầu. Sau đó bạn nên theo sát quả trả cầu của mình di chuyển lên lưới, đồng thời tay giơ cao vợt để hoặc buộc nữ đối thủ phải dỡ cầu lên, hoặc nếu nữ đối thủ bỏ nhỏ cầu lại, bạn có thể chụp và đập cầu xuống sàn. Chú ý rằng quả cầu bạn chụp rơi xuống sàn càng gần lưới càng tốt. Nếu đỡ quả giao cầu dài, nữ vdv nên đập cầu như sau:

- Đập cầu vào người nữ đối thủ

- Đập cầu dọc biên. Sau đó bạn nên theo cầu di chuyển lên lưới càng nhanh càng tốt. Đồng đội của bạn nên bao hết các quả cầu phía sau, ngoài trừ những quả cầu đánh thẳng vào bạn.

(b) Nam

Nếu người nam chụp giao cầu tốt, đồng đội của anh ta nên đứng ở tư thế thủ tại đường tâm khoảng nửa sân. Nếu người nữ đã ở vị trí đó, nam vdv phải chụp quả giao cầu về 2 góc sân hoặc vào thẳng người nam đối thủ đủ mạnh để nam vdv đối thủ trả cầu lại yếu, cầu sẽ rơi hoặc gần lưới để nam vdv dễ dàng kết thúc hoặc cầu rơi ở khu vực nửa sân, nơi người nữ đồng đội đang đứng và cũng là vị trí mà quả đập của nữ đồng đội hiệu quả nhất. Nếu nam vdv chụp giao cầu tốt lắm, nên để nữ đồng đội của mình ở vị trí thong thường của cô ấy (trên lưới) và nên sử dụng các cú trả giao cầu về phía nữ đối thủ. Và ngay sau khi trả giao cầu, nam vdv nên quay về vị trí của mình ở cuối sân (3/4 sân). Nếu nam đối thủ cố gắng đoán trước những quả trả giao cầu này và di chuyển lên trên nhiều, bạn nên thỉnh thoảng phong cầu sâu về góc cuối sân phía tay nghịc (đờ-ve) của đối thủ.

3. Chơi tấn công, nhiệm vụ của:

(a) Nữ


Trong thi đấu đôi nam nữ truyền thống, sân tấn công được chia thành 2 khu vực với khu vực phía trên tính từ lưới cho đến điểm cách vạch giao cầu trên một bàn chân (foot) do nữ đàm nhiệm. Tôi đề nghị rằng các nữ vdv nên tạo cơ hội cho nam đồng đội của họ hiểu được những khó khăn của vị trí trên lưới này bằng cách để nam đồng đội đánh trên lưới trong lúc tập luyện. Đây là một vị trí khó khăn, trong đó, ngưòi nữ phải lien tục cúi người né cầu, đề phòng, di chuyển nhanh và có thể đánh “tự sát” nếu quả cầu đánh đi không như ý. Ở khu vực trên này, nữ vdv phải đảm nhiệm tất cả các quả đánh lưới và cắt ngang các quả cầu tạt nếu có thể, đặc biệt là các quả tạt chéo sân. Nữ vdv bằng bất cứ giá nào cũng phải tránh nâng cầu lên. Vì vậy, nữ vdv phải trở nên rất thành thạo trong việc chơi đánh lưới và gây trở ngại cho các cú tạt của đối thủ. Bạn nên giơ vợt cao lên, vợt hơi nghiêng (hướng) về phía trước sao cho mọi quả cầu bạn đánh sẽ đi ngang hoặc đi vòng xuống. Cố gắng bắt kịp các trái cầu ở trên lưới lúc cầu ở càng cao càng tốt, tốt nhất là những cú đánh cầu cao trên đầu. Khi ngăn cản các cú tạt ngang: không bạt cầu vào bất kì góc dễ nhận thấy nào, vì nó dẫn đến đến hỏng. Nên nhớ, nhiệm vụ của bạn là kiến tạo cầu cho nam đồng đội của mình bằng cách buộc đối thủ phải nâng cầu lên, và kết thúc các loạt đánh qua lại từ vị trí trên lưới. Kết thúc cầu chỉ có nghĩa cầu đó không thể được đánh trả lại nữa. Nên chắc chắn rằng bạn có thể đập quả cầu đó xuống sàn thật gắt hơn là đánh nó về phía ¾ sân, nơi đối thủ nam dễ dàng kiểm soát được. Kết quả của việc đập cầu vội vàng là làm mất ưu thế tấn công mà bạn đã mất công kiến tạo. Thật vậy, nữ vdv trong thi đấu đôi nam nữ không nên ép cầu về phía nam đối thủ.

(b) Nam

Nam vdv đảm nhiệm phần sân còn lại (từ vạch giao cầu trên đến hết biên ngang cuối sân. Theo đề nghị của tôi, một người nam, thì nếu nữ vdv yếu và vì thế sẽ đánh cầu không hiệu quả (tất nhiên là chỉ trên sân thi đấu), hãy đánh cầu về phía nữ và khai thác những điểm yếu của họ. Không nên đánh đôi công với nam đối thủ: đó có thể là phong cách đẹp nhưng không phải là cách để chiến thắng trong thi đấu đôi nam nữ. Đánh vào nữ dối thủ, buộc nam đối thủ phải di chuyển lên gần lưới hơn để hỗ trợ nữ đồng đội của họ. Khi nam đối thủ đã đến gần lưới hơn, anh ta sẽ càng cách xa vị trí cơ bản, bạn hãy tạt cầu nhanh về phía cuối sân, tốt nhất là về phía nghịch tay của nam dối thủ. (Ban nên cẩn thận với những cú tạt chéo sân: một nữ đối thủ giỏi có thể cắt ngang chúng và hầu như họ sẽ là người chiếng thắng hoặc sắp chiến thắng pha cầu đó). Khi nam đối thủ của bạn đang ở vị trí góc cuối sân bên nghịch tay của anh ta, cứ để anh ta ở đó, vì ở vị trí đó, nam đối thủ khó có thể làm gì và bạn rõ rang có thể chiến thắng pha cầu đó.

4. Chơi phòng thủ, nhiệm vụ của:

(a) Nữ


Chơi phòng thủ trong thi đấu đôi nam nữ là lối chơi bất kì khi nào đối thủ của bạn ở trong vị trí chỉ đánh cầu xuống từ lưới. Việc chơi tấn công là kết quả tức thời của việc đánh lưới tốt và nữ vdv làm được nhiều điều hơn ngoài trừ việc bảo vệ gương mặt mình trước những quả cầu đập tới. Trong thi đấu đôi nam nữ, không bao giờ nâng cầu lên ngoài trừ những trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn nâng cầu, hãy cố gắng nâng cầu thật cao và xa về góc cuối sân (chiều cao cho phép của nhà thi đấu). Nữ vdv nên lùi xéo vài bước về sau vạch giao cầu trên so với hướng quả đập. Bởi vì do khoảng cách đường chéo lớn hơn, vị trí của người nữ vdv lúc này sẽ có khoảng cách bằng với nam đồng đội của họ (xem hình).


Nếu có khả năng, nữ vdv nên cúi người và trả cầu bằng những cú đánh choàng đầu (trên đầu). Nếu bạn không nhanh đến như vậy, nữ vdv nên lui xuống sát về đường biên dọc của sân và chuẩn bị tư thế (lưng vuông góc với đường biên sân) trả cầu với cách đánh thuận tay hoặc đờ-ve, tuỳ theo phía sân mà người nữ đó đang đứng.
Nếu nữ vdv đang ở vị trí cao hơn (gần lưới hơn so với nam), cô ấy nhiệm vụ trả các quả cầu đập và càng nhiều các quả cầu chặt gần lư càng tốt. Còn nếu ở vị trí thấp hơn (xa lưới hơn so với nam), nữ vdv có nhiệm vụ đỡ các quả đập cầu, các quả cầu chặt trước mặt cô ấy và các quả phong, tạt cầu về phía cô. Thật tế là, các quả giao cầu dài nên được xử lý như các quả cầu nâng sâu về phía sau. Trong bất kì trường hợp nào, luôn luôn cố gắng bao càng nhiều càng tốt phần sân tính từ đường biên ngoài sân vào cho các đập và bỏ nhỏ của đối thủ và trả cầu lại bằng cách tạt cầu ngang hoặc chặn cầu nhỏ ngay lưới.

(b) Nam

Đối với nam, phần sân phần thủ rõ rang là khu vực không được bao bởi nữ. Thông thường, nam đảm nhiệm các quả cầu phong cao quá đầu người nữ đồng đội. Do thời gian cầu đi vòng dài hơn, nữ vdv nên di chuyển trở lại vị trí phòng thủ và nam vdv nên di chuyển đủ nhanh để đập cầu. Chú ý rằng, trong thi đấu đôi nam nữ, khi cầu được nâng lên, cả nam lẫn nữ sẽ gặp nhiều khó khăn sau đó. Vì vậy, tránh nâng cầu lên, và nếu cần thiết, cố gắng tạt cầu giống như một trái đập


5. Kết luận

Đây chỉ là một vài tóm tắt cho các phần trên. Trong thi đấu đôi nam nữ, nữ vdv chơi trên lưới là một vị trí rất dễ bị tấn công. Cô ấy không thể thấy được toàn cục của trận đấu bằng người nam đứng phía sau. Cô ấy hầu như luôn phải cúi người xuống (hụp người). Nam vdv trong thi đấu đôi nam nữ nên nhận biết điều này và tránh lối chơi có thể gây khó khăn them cho nhiệm vụ của nữ đồng đội của mình. Giống như đôi nam hoặc đôi nữ, đôi nam nữ là thể loại thi đấu đồng đội, Partner( các vdv) phải bổ sung cho nhau và thi đấu tốt hơn là 2 cá nhân đơn thuần công lại. 

PHÁ KIẾM THỨC

Phong Thanh Dương trỏ vào đồ hình vẽ kiếm pháp phái Hoa Sơn trên vách đá
nói:
- Những chiêu số này đúng là tuyệt chiêu của bản phái, nhưng có đến quá nửa đã bị thất truyền. Cả Nhạc .. Nhạc ... à .. à sư phụ ngươi cũng không biết. Có điều tuy chiêu số tuyệt diệu mà sử rời rạc từng chiêu một, thì sẽ bị người khác phá mất.
Lệnh Hồ Xung nghe tới đây xúc động tâm thần. Hắn ngấm ngầm giác ngộ tới chỗ chí lý về kiếm thuật. Bất giác hắn lộ vẻ vui mừng khôn tả.
Phong Thanh Dương hỏi:
- Ngươi biết cái gì thử nói ta nghe?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Phải chăng thái sư thúc tổ dạy rằng những chiêu thức này sử liền một mạch thì địch nhân không tài nào phá được?
Phong Thanh Dương gật đầu ra chiều hoan hỉ nói:
- Ta đã bảo tư chất ngươi khác thường, quả nhiên óc lãnh hội rất cao siêu. Bọn trưởng lão ma giáo này.... Lão vừa nói vừa chỉ vào những hình người sử côn bổng trên vách đá
Lệnh Hồ Xung hỏi ngay:
- Đó là những trưởng lão trong ma giáo ư?
Phong Thanh Dương đáp:
- Ngươi không biết hay sao? Mười bộ hài cốt kia là của mười tên trưởng lão ma giáo đó.
Lão nói xong giơ tay ra trỏ vào những bộ hài cốt nằm la liệt dưới đất.
Lệnh Hồ Xung lấy làm kỳ hỏi:
- Tại sao các trưởng lão ma giáo lại chết cả ở đây?
Phong Thanh Dương đáp:
- Ta giết họ đấy.
Bọn trưởng lão ma giáo đều là những tên võ công tuyệt thế, vậy mà Phong Thanh Dương nói bốn tiếng "ta giết họ đấy" một cách rất hời hợt hững hờ như giết đi mười con kiến con muỗi vậy.
Lệnh Hồ Xung kinh hãi hỏi:
- Tại ... sao thế? ...
Phong Thanh Dương nói:
- Chỉ trong vòng một giờ là Điền Bá Quang tỉnh lại, ngươi cứ hỏi chuyện đường dài thì còn thời gian đâu mà học võ công?
Lệnh Hồ Xung vội đáp:
- Đa tạ! Xin thái sư thúc chỉ điểm cho.
Phong Thanh Dương thở dài nói:
- Những trưởng lão ma giáo thực ra cũng là những người thông minh tài trí mới phá tan được hết những tuyệt chiêu Ngũ nhạc kiếm phái. Hỡi ơi! Đáng tiếc phải giết đi thật đáng tiếc!
Lệnh Hồ Xung nghĩ bụng:
- Vừa rồi lão nhân trách mình lãng phí thời gian mà bây giờ chính lão lại thở
ngắn than dài. Tuy trong lòng hắn nghĩ vậy, song ngoài mặt không lộ vẻ chi hết.
Phong Thanh Dương lại nói:
- Đáng tiếc là bọn họ không hiểu rõ chiêu số là phần "tĩnh", người phát chiêu
mới là phần "động". Chiêu số "tĩnh" phá giải kỳ tuyệt đến đâu mà khi gặp chiêu số "động" liền chịu bó tay thì chỉ còn đường để mặc người ta chu lục. Vậy ngươi phải nghĩ luôn luôn đến chữ "động". Học và sử đều cần hướng đến chiêu số "động" nếu cứ ỳ ra như cục đất không biết biến hóa thì dù có thuộc hàng nghìn hàng vạn chiêu số "tĩnh" mà gặp phải tay cao thủ chân chính là bị họ phá giải sạch sành sanh.

Lệnh Hồ Xung mừng rỡ như người phát điên. Vốn là một thanh niên mau lẹ hiếu động hắn nghe Phong Thanh Dương nói mấy câu trúng gan ruột rất lấy làm sung sướng. Hắn luôn miệng xưng tụng:
Phải lắm! phải lắm! cần học và sử chiêu linh động mới được.
Phong Thanh Dương nói:
- Phong Thanh Dương nói:
- Trong Ngũ nhạc kiếm phái cũng chẳng thiếu chi bọn xuẩn tài. Chúng cho rằng cứ học những chiêu kiếm tinh thục của sư phụ truyền cho là trở thành cao thủ. Hừ! Họ thuộc lòng 300 bài thơ Đường thì kẻ không biết ngâm thơ cũng ngâm được thật. Nhưng chỉ thuộc thơ người ta, rồi mình có làm thơ cũng chẳng ra hồn. Nếu tự mình không có óc sáng tác liệu có thành đại thi gia được không? Lão nói mấy câu này thực ra đã mạt sát luôn cả Nhạc Bất Quần, nhưng Lệnh Hồ Xung thấy lời lão rất hợp lý, vả lại lão không chỉ mặt chỉ tên sư phụ hắn, nên hắn cũng không phản đối.
Phong Thanh Dương nói:
- Luyện võ và sử chiêu linh động, mới chỉ là bước đầu. Luyện đến chỗ ra tay
không còn chiêu thức mới tiến vào trình độ tuyệt luân. Theo người thì những chiêu luyện tới chỗ tối cao là không tài nào phá giải được. ý nghĩ đó chỉ đúng có một điểm là chiêu thức dù có cao đến đâu mà để đối phương tìm thấy đường lối là có thể nhận kẽ hở phá mình ngay. Còn như đã không có chiêu thức thì địch nhân phá vào đâu?
Lệnh Hồ Xung trống ngực đập loạn xạ. Miệng lẩm bẩm:
- Đã không chiêu thức thì phá vào đâu? Đã không chiêu thức thì phá vào đâu?
Phong Thanh Dương lại nói:
- Một người thường chưa học võ công bao giờ cầm kiếm vung loạn lên thì kiến văn người có rộng đến đâu cũng chẳng thể đoán được nhát kiếm của họ đâm chỗ nào, chém vào đâu. Dù là tay kiếm thuật tinh thâm rất mực cũng không phá nổi chiêu thức của họ, vì họ chẳng có chiêu thức chi hết. Hai chữ "phá chiêu" thành ra vô nghĩa. Có điều kẻ không học võ công mà không hiểu chiêu thức tất bị người ta đánh ngã một cách dễ dàng. Còn những tay kiếm thuật chân chính vào thượng thặng mà không chiêu số thì kiềm chế được người mà không để cho ai kiềm chế mình. Lão lượm một khúc xương đùi người chết lên cầm một đầu giơ ra trước mặt Lệnh Hồ Xung hỏi:
- Bây giờ ngươi phá chiêu này bằng cách nào?
Lệnh Hồ Xung không biết đó là chiêu thức gì, ngơ ngác đáp:
- Đây không phải là chiêu thức nên đồ tôn không phá giải được.
Phong Thanh Dương tủm tỉm cười nói:
- Chính là thế đó. Nếu địch nhân sử binh khí hay động quyền cước thành chiêu thức, thì ngươi chỉ cần biết cách phá giải là ra tay phá chiêu thắng địch được ngay.
Lệnh Hồ Xung hỏi:
- Nếu địch nhân không có chiêu thức thì sao?
Phong Thanh Dương đáp:
- ấy đó! Ta muốn nói: Đối phương cũng là tay cao thủ hạng nhất. Cả hai bên tùy ý muốn đánh cách nào cũng được, chưa nhất định ai hơn ai kém...
Lão thở dài nói tiếp:
- Hiện nay những tay cao thủ như vậy hiếm lắm, Họa may ngươi gặp được một hai vị đã là tốt số lắm rồi. Suốt đời ta mới gặp được ba vị mà thôi.
Lệnh Hồ Xung hỏi:
- Ba vị đó là ai?
Phong Thanh Dương chăm chú nhìn Lệnh Hồ Xung một lúc rồi tủm tỉm cười
nói:
- Trong bọn đệ tử Nhạc Bất Quần vẫn còn kẻ muốn dính lứu đến chuyện ngoài không chịu học kiếm thuật. Hay lắm! Hay lắm!
Lệnh Hồ Xung thẹn đỏ mặt lên vội khom lưng nói:
- Đồ tôn biết lỗi rồi!
Phong Thanh Dương nói:
- Ngươi không có lỗi gì cả. Trái lại tâm tư ngươi hoạt bát là hợp với lòng ta. Có điều hiện tại ít thì giờ. Vậy ngươi liên tiếp biểu diễn ba, bốn chục tuyệt chiêu của pháI Hoa Sơn như ngươi thuộc lòng rồi quên hết cả toàn bộ đi, quên sạch sành sanh đừng để dạ một chiêu nào cả. Đến lúc ngươi cùng Điền Bá Quang động thủ, tựa hồ như ngươi không còn một chiêu số nào về Hoa Sơn kiếm pháp để chiến đấu với hắn.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Dạ dạ!
Hắn ngưng thần coi lại đồ hình trên vách đá mười phần Lệnh Hồ Xung đã coi đến tám, chín, nhất là kiếm pháp bản môn hắn càng nhớ kỹ. Bây giờ hắn không cần mất thì giờ để học chiêu số mà chỉ cần đem những chiêu thức về kiếm pháp không liên lạc với nhau xếp thành một dây liền.
Phong Thanh Dương nói:
- Nhất thiết ngươi nên thuận theo tự nhiên, chỗ nào không làm được thì đừng
làm, chỗ nào thôi thì phải thôi ngay. Nếu không thể cho dính lại liền thành một xâu cũng bỏ quách. Tóm lại đừng có chút nào miễn cưỡng.
Lệnh Hồ Xung luyện kiếm mười mấy năm, mỗi lần luyện tập đều phải để hết
tinh thần không dám lơi đãng chút nào, vì pháp luật của Nhạc Bất Quần rất nghiêm minh. Một cái giơ tay, cất chân mà sai trật pháp độ mấy tấc liền phải đính chính ngay tức khắc. Chiêu thức nào cũng phải sử cho tận thiện tận mỹ, không được mảy may sai trật mới được y gật đầu công nhận.
Lệnh Hồ Xung là khai sơn đệ tử, bản tính hắn cương cường hiếu thắng, lại được sư phụ, sư nương khen ngợi luôn luôn nên lúc hắn luyện mỗi chiêu càng khép mình vào lề luật gấp bội. Hắn không ngờ Phong Thanh Dương dạy kiếm lại trái ngược hoàn toàn với đường lối cũ. Lão muốn hắn càng tùy tiện càng hay và như vậy hợp với tâm ý hắn. Lúc hắn sử kiếm trong lòng sung sướng khôn tả, khác nào uống thứ rượu ngon cất đã mấy chục năm mùi vị êm ngọt phi thường.
Giữa lúc Lệnh Hồ Xung đang say mê sử kiếm, bỗng nghe tiếng Điền Bá Quang đứng ngoài gọi:
- Lệnh Hồ huynh! Mời Lệnh Hồ huynh ra đây tỷ võ.
Lệnh Hồ Xung thu kiếm về đứng yên nhìn Phong Thanh Dương hỏi:
- Thưa thái sư thúc tổ! Đồ tôn múa may quay cuồng như vậy liệu có chống được với Khoái đao của hắn không?
Phong Thanh Dương lắc đầu đáp:
- Chống không nổi còn sai nhiều lắm!
Lệnh Hồ Xung kinh hãi hỏi:
- Không chống nổi ư?
Phong Thanh Dương đáp:
- Đã muốn chống là tự nhiên không chống nổi. Sao ngươi cứ phải chống đối mới được?
Lệnh Hồ Xung nghe lão nói vậy liền tỉnh ngộ ngay. Hắn mừng thầm nghĩ bụng:
- Phải rồi! Gã năn nỉ mình xuống núi dĩ nhiên không dám hạ sát thủ. Gã muốn sử đao pháp gì thì sử mình không cần biết tới mà chỉ việc tấn công là xong. Hắn cầm kiếm ra khỏi động thấy Điền Bá Quang cầm ngang lưỡi đao đứng đó.
Điền Bá Quang nói:
- Lệnh Hồ huynh! Lệnh Hồ huynh được Phong lão liền bối chỉ điểm yếu quyết, quả nhiên kiếm pháp tiến bộ rất nhiều. Có điều vừa rồi Điền mỗ bị Lệnh Hồ huynh đánh ngã à vì sơ ý một chút, chứ trong lòng không phục. Bây giờ chúng ta tái đấu.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Được lắm!
Hắn vung kiếm chênh chếch đâm tới. Thanh trường kiếm lảo đảo lung lay mà không có chút kình lực nào cả.
Điền Bá Quang rất lấy làm kỳ tự hỏi:
- Thằng cha này phát điên rồi chăng?
Hắn vung đao chém nhẹ một nhát. Lệnh Hồ Xung không né tránh, nghiên mũi kiếm nhắm đâm chênh chếch vào bụng dưới với đối phương.
Điền Bá Quang la lên:
- Ô hay!
Rồi xoay đao lại gạt. Không ngờ Lệnh Hồ Xung đột nhiên tung trường kiếm từ trên không. Điền Bá Quang ngửng đầu lên nhìn. Chẳng ngờ mũi gã bị Lệnh Hồ Xung đánh trúng một quyền khá nặng máu tươI đổ ra rất nhiều.
Điền Bá Quang còn đang kinh hãi thì Lệnh Hồ Xung lại dùng tay làm kiếm đâm tới cực kỳ mau lẹ, trúng ngay vào huyệt Đản Trung Điền Bá Quang.
Điền Bá Quang toàn thân nhũn ra từ từ té xuống. Vẻ mặt gã cực kỳ kinh dị lại vô cùng phẫn nộ.
Lệnh Hồ Xung xoay mình lại. Phong Thanh Dương gọi hắn vào động bảo:
- Ngươi lại được thêm nửa giờ nữa để luyện kiếm. Gã hai lần bị ngươi điểm té, thương thế lần này nặng hơn và dĩ nhiên lâu hơn lần đầu gã mới tỉnh lại. Có điều lần sau tái đấu, không chừng gã sẽ dùng đến phép đánh liều mạng, vậy ngươi phải cẩn thận mới được. Bây giờ ngươi hãy vào luyện kiếm pháp phái Hành sơn đi!
Tưởng bất tất phải thuật lại cho rườm lời. Lệnh Hồ Xung sau khi được Phong
Thanh Dương chỉ điểm, chiêu số về kiếm pháp của hắn như có như không. Về ý tứ chiêu số hãy còn nhưng về hình thức chiêu số không rõ rệt nữa, thiệt là biến hóa đến độ xuất quỉ nhập thần.
Điền Bá Quang tỉnh dậy rồi lại thêm hai lần gã bị đánh ngã. Trời đã xế chiều Lục Đại Hữu đem cơm lên núi. Lệnh Hồ Xung thấy gã còn ở đằng xa đã xách Điền Bá Quang bị té còn nằm đó bỏ vào phía sau tảng đá. Phong
Thanh Dương cũng ở hậu động không ra.
Lệnh Hồ Xung bảo Lục Đại Hữu:
- Mấy bữa nay ta ăn thấy ngon miệng vậy mai Lục sư đệ mang nhiều cơm rau hơn một chút nhé!
Lục Đại Hữu thấy đại sư ca vẻ mặt vui tươi khác hẳn tình hình mấy tháng trước hắn chỉ buồn phiền trong lòng cũng mừng thầm gã đáp:
- Hay lắm! Mai tiểu đệ sẽ đưa lên một giỏ cơm lớn.
Lục Đại Hữu xuống núi rồi, Lệnh Hồ Xung giải khai huyệt đạo cho Điền Bá
Quang, hắn mời gã cùng Phong Thanh Dương cùng vào ăn cơm. Phong Thanh Dương chỉ ăn nửa bát là no. Còn Điền Bá Quang ôm mối bất bình
không sao nuốt được. Gã vừa và cơm vừa càu nhàu thóa mạ. Đột nhiên gã bóp mạnh đánh cách một tiếng. Cái bát sành bị bể thành mười mấy mảnh. Cả mảnh bát lẫn cơm đổ xuống người gã.
Lệnh Hồ Xung cười khanh khách nói:
- Điền huynh giận cái bát cơm làm chi vậy?
Điền Bá Quang tức giận, hằn học nói:
- Mẹ kiếp! Điền mỗ tức quá, chỉ vì Điền mỗ không muốn giết thằng lỏi thành ra thằng lỏi chỉ công chứ không thủ mà chiếm được tiện nghi. Hừ hừ! Mẹ kiếp tiểu ni .. tiểu ni...
Gã hiển nhiên muốn thóa mạ Nghi Lâm tiểu ni cô, nhưng không hiểu gã nghĩ sao đang nói dở dang bỗng dừng lại. Gã nói liền mấy câu "tiểu ni, tiểu ni" rồi lớn tiếng:
- Lệnh Hồ Xung! Ngươi có giỏi thì tái đấu với ta.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Được lắm!
Đoạn hắn chống kiếm đứng dậy. Cuộc ác đấu này cực kỳ hung hiểm. Lệnh Hồ Xung vẫn đánh như trước. Mỗi lần Điền Bá Quang phóng đao đâm tới, gã không đỡ gạt cứ dùng tuyệt chiêu phản kích. Không ngờ lần này Điền Bá Quang ra tay độc địa. Soạt soạt hai đao! Một đâm trúng vào vế đùi Lệnh Hồ Xung một vạch vào cánh tay trái hằn thành vết khá sâu. Hiển nhiên hắn bị thua rồi căm hận không chịu nhịn nữa. Tuy gã không giết Lệnh Hồ Xung nhưng muốn đả thương tứ chi hắn. Lệnh Hồ Xung vừa kinh hãi vừa đau đớn thành ra kiếm pháp tán loạn. Sau đó mấy chiêu, hắn bị Điền Bá Quang đá ngã lăn ra.
Điền Bá Quang rất lấy làm đắc ý, kề đao vào cổ Lệnh Hồ Xung hỏi:
- Còn đánh nữa hay thôi? Từ giờ ta không nể đâu. Mỗi lần đánh là mỗi lần chém ngươi mấy nhát. Dù ta không giết ngươi nhưng cũng chẳng để thân thể ngươi toàn vẹn, phải làm cho máu chảy kiệt quệ mới nghe.
Lệnh Hồ Xung cười khanh khách nói:
- Đánh nữa chứ! Dù Lệnh Hồ Xung nay không chiến đấu nổi Điền huynh, chẳng lẽ Phong thúc sứ tổ của tiểu đệ cứ thõng tay ngồi nhìn để mặc cho Điền huynh hoành hành hay sao?
Điền Bá Quang nói:
- Phong lão gia là bậc cao nhân tiền bối không thèm động thủ với ta đâu .
Gã vừa nói vừa lượm đơn đao lên, trong bụng nghĩ thầm:
- Nếu mình đả thương Lệnh Hồ Xung trầm trọng, Phong Thanh Dương tất nhiên tức giận ra tay. Dù lão không hạ thủ giết người mà chỉ đuổi mình xuống núi cũng là hỏng bét.
Lệnh Hồ Xung xé vạt áo buộc vết thương tiến vào trong động. Hắn lắc đầu nhăn nhó cười nói:
- Thưa thái sư thúc tổ! Quả nhiên gã thay đổi chiến lược, đánh chém thực sự.
Nếu gã chém đúng cánh tay phải không sử kiếm được nữa thì khó lòng thắng gã. Phong Thanh Dương nói:
May ở chỗ trời đã gần tối. Ngươi ước hẹn ngày mai tái đấu. Đêm nay ngươi đừng ngủ nữa, chúng ta hết sức một đêm. Ta dạy cho ngươi ba chiêu kiếm pháp.
Lệnh Hồ Xung hỏi:
- Ba chiêu thôi ư?
Hắn nghĩ bụng:
- Vẻn vẹn có ba chiêu kiếm thì hà tất phải mất cả một đêm mới học xong.

Phong Thanh Dương thủng thẳng đáp:
- Ta coi ngươi có vẻ thông minh đặc biệt, nhưng chưa hiểu có thông minh thật không hay chỉ là thông minh giả dối. Nếu ngươi thông minh thật thì một đêm nay may ra có thể học được ba chiêu kiếm này. Nhược bằng tư chất ngươi đần độn, trí hiểu biết của ngươi tầm thường thì ... sáng mai ngươi đừng chường mặt ra đấu với gã nữa, chỉ việc nhận thua rồi riu ríu vâng lời gã xuống núi quách cho rồi.
Lệnh Hồ Xung nghe thái sư thúc tổ nói vậy thì liệu chừng ba chiêu kiếm này
không phải tầm thường và nhất định khó học lắm rồi, nhưng hắn không khỏi động lòng hiếu thắng ngang nhiên đáp:
- Thưa thái sư thúc tổ! Nếu đồ tôn tư chất ngu muội không thể trong một đêm học được ba chiêu đó thì thà rằng để gã chém một đao chết quách đi cho rồi, chứ nhất định không chịu theo gã xuống núi.
Phong Thanh Dương cười nói:
- Vậy thì hay lắm!
Lão ngửng đầu lên trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp:
- Trong một đêm mà bắt học ba chiêu thì không khỏi quá ép uổng. Chiêu thứ hai tạm thời chưa cần dùng đến, vậy ngươi chỉ học chiêu thứ nhất và chiêu thứ ba cũng tạm đủ. Có điều... có điều. Chà! Trong chiêu thứ ba rất nhiều chỗ biến hóa do chiêu thứ hai mà ra. Thôi được! Chúng ta sẽ lược bớt những chỗ biến hóa có liên quan đến chiêu thứ hai thử coi có được không .
Lão lẩm bẩm một mình, có lúc trầm ngâm rồi lại lắc đầu.
Lệnh Hồ Xung thấy lão ra vẻ lo âu lắm chuyện thì không khỏi ngứa ngáy khó chịu. Gã biết môn võ công nào càng khó học bao nhiêu thì uy lực càng mãnh liệt bấy nhiêu.
Bỗng nghe Phong Thanh Dương miệng lẩm bẩm:
- Trong chiêu thứ nhất có 360 chỗ biến hóa, nếu quên một chỗ là chiêu thứ ba sử không đúng được. Cái khó là ở chỗ đó.
Lệnh Hồ Xung nghe nói tới một chiêu thứ nhất đã có tới 360 chỗ biến hóa thì
giật mình kinh hãi.
Phong Thanh Dương bấm đốt ngón tay tính:
- Qui muội qua Vô vọng, Vô vọng tới Đồng nhân, Đồng nhân sang Đại hữu.
Giáp chuyển sang Bính, Bính chuyển sang Canh, Canh chuyển sang Quí. Tí Sửu giao nhau, Thìn Tỵ giao nhau, Ngọ Mùi giao nhau. Phong lôi là một lần biến, Thủy Hỏa là một lần biến . Càn khôn đối nhau, Chấn Đoài đối nhau, Ly Tốn đối nhau. Ba thêm thành năm, năm thêm thành chín....
Lão càng đếm càng lộ vẻ lo âu trầm trọng, rồi thở dài nói:
- Xung nhi! Ngày trước ta học chiêu thứ nhất phải mất những ba tháng trời. Thế mà bảo trong một đêm ngươi học hai chiêu chẳng là nói giỡn ư? Ngươi thử nghĩ coi: Qui muội qua Vô Vọng...
Lão nói đến đây bỗng im bặt, tỏ ra thần trí lơ đãng. Sau một lúc lão hỏi:
- Vừa rồi ta nói gì nhỉ?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Thái sư thúc tổ vừa nói: Qui muội qua Vô vọng, Vô vọng tới Đồng nhân, Đồng nhân sang Đại hữu....
Phong Thanh Dương giương cặp lông mày lên nói:
- Trí nhớ của ngươi hay thật. Rồi sau sao nữa?
Lệnh Hồ Xung đáp:
Thái sư thúc tổ nói tiếp: Giáp chuyển sang Bính, Bính chuyển sang Canh, Canh chuyển sang Quí....
Hắn tiếp tục đọc tiếp và nhớ thuộc lòng không sai chữ nào.
Phong Thanh Dương rất lấy làm kỳ hỏi:
- Môn "Độc cô cửu kiếm" này ngươi đã học yếu quyết chưa?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Đồ tôn chưa học qua, nên không hiểu môn này kêu bằng "Độc cô cửu kiếm".
Phong Thanh Dương nói:
Ngươi chưa học qua sao đã thuộc lòng?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Đồ tôn vừa nghe thái sư thúc tổ lẩm nhẩm như vậy.
Phong Thanh Dương lộ vẻ vui mừng vỗ đùi nói:
- Nếu vậy thì có thể được. Trong một đêm tuy không học được hoàn toàn, nhưng ngươi cố mà nhớ lấy. Chiêu thứ nhất không cần học, còn chiêu thứ ba chỉ học một nửa. Người hãy nghe đây: Qui muội qua Vô vọng, Vô vọng tới Đồng nhân, Đồng nhân sang Đại hữu.
Lão tiếp tục đọc xuống tất cả hơn 900 chữ rồi nói:
- Ngươi thử đọc lại một lượt.
Lệnh Hồ Xung vâng lời đọc lại và chỉ trật có bảy tám chữ Phong Thanh Dương liền đính chính lại cho hắn.
Lệnh Hồ Xung đọc lần thứ hai không có chỗ nào sai trật nữa.
Phong Thanh Dương mừng rỡ vô cùng nói:
- Hay lắm! hay lắm! Ngươi lại đọc xuống dưới đi
Lão liền truyền cho Lệnh Hồ Xung thêm mấy trăm chữ khác về khẩu quyết. Lão chờ Lệnh Hồ Xung thuộc lòng rồi tiếp tục dạy mấy trăm chữ nữa cho đến hết năm ngàn chữ.
Tuy trí nhớ của Lệnh Hồ Xung đặc biệt hơn người mà cũng mất hơn một giờ mới nhớ không sai trật chữ nào.
Phong Thanh Dương bảo hắn đọc thuộc lòng từ đầu đến cuối ba lần, lão đã thấy hắn nhớ hết toàn bộ liền bảo:
- Đó là điều kiện căn bản về "Độc cô cửu kiếm". Bây giờ nhớ được rồi, song chỉ vì muốn thành tựu mau chóng mà cố ghi nhớ chứ không hiểu rõ đạo lý bên trong thì ngày sau rất dễ quên lãng. Vậy bắt đầu từ hôm nay, ngươi cần đọc nhẩm luôn miệng.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Đồ tôn xin vâng lời.
Phong Thanh Dương lại nói:
- Chiêu thứ nhất về "Độc cô cửu kiếm" này gọi là "Tổng quát thức" có rất nhiều biến hóa. Còn việc thể hiện thiên tổng quát này bây giờ chưa học vội. Chiêu thứ ba là phá đao thức dùng để giải đơn đao, song đao, liễu diệp đao, quỉ đầu đao, phá đại đao, trảm mã đao v.v.... Điền Bá Quang thi triển phép khoái đao bằng đơn đao. Vậy đêm nay ngươi chỉ học một bộ phận để đối phó với đao phép của gã .
Lệnh Hồ Xung nghe nói chiêu thứ hai trong "Độc cô cửu kiếm" có thể phá giải được nhiều kiếm pháp của những môn phái trong thiên hạ. Còn chiêu thứ ba chuyên để phá giải đao pháp thì hắn vừa kinh hãi vừa mừng thầm nói:
- Phép cửu kiếm này thần diệu như vậy mà đồ tôn thiệt chưa từng nghe ai nói đến bao giờ.
Phong Thanh Dương nói:
- Sư phụ ngươi đã nghe qua rồi, nhưng hắn không muốn đề cập tới với các ngươI mà thôi.
Lệnh Hồ Xung rất lấy làm kỳ hỏi:
- Tại sao vậy?
Phong Thanh Dương không trả lời vào câu hỏi, lão nói:
- Chiêu thứ ba trong "Độc cô cửu kiếm" này là "Phá đao thức". Điều cốt yếu là lấy nhẹ nhàng chống với trầm trọng, dùng mau lẹ để kiềm chế chậm chạp. Phép khoáI đao của Điền Bá Quang cũng nhanh lắm rồi nhưng ngươi cần phải nhanh hơn gã nhiều thì phải dùng cách gì?Ngươi còn nhỏ tuổi mà thi đua mau lẹ với gã rất có thể được, nhưng thắng hay bại thì chưa nắm vững. Còn ta đây đã già nua tuổi tác mà muốn mau hơn gã thì chỉ còn một biện pháp duy nhất là ra chiêu trước gã. Vậy ngươI liệu chừng gã sắp ra chiêu gì thì ngươi phải tranh tiên đón đầu. Đối phương chưa cất tay, mũi trường kiếm của ta đã trỏ vào chỗ yếu hại của gã thì gã có mau lẹ đến đâu cũng không kịp ngươi được.
Lệnh Hồ Xung gật đầu lia lịa đáp:
- Dạ dạ! Phép "Độc cô cửu kiếm" này phát huy chiêu thứ ba phải chăng dạy
người cách liệu địch để chiếm tiên cơ?

Phong Thanh Dương vỗ tay đáp:
- Đúng lắm! đúng lắm thằng nhỏ này thật dễ dạy đây! bốn chữ 'liệu địch tiên cơ" đúng là chỗ tinh yếu của chiêu kiếm thứ ba đó.
Lão nói xong đem đệ nhất kiếm về "Độc cô cửu kiếm" là "Tổng quát thức" theo thứ tự khẩu quyết mà giải thích từng câu. Lão lại truyền thụ cả những biến hóa phụ thuộc vào khẩu quyết.
Lệnh Hồ Xung trước kia chỉ biết cố nhớ cho bằng được khẩu quyết chứ chưa
hiểu đến chỗ vi diệu bên trong. Bây giờ hắn được Phong Thanh Dương ung dung chỉ điểm, mỗi khắc hắn đều hiểu thêm một ít đạo lý về võ học thượng thặng. Mỗi khắc hắn đều học được mấy chỗ biến hóa thần kỳ xảo diệu. Bất giác hắn sung sướng quá không nhịn được, miệng không ngớt trầm trồ ca ngợi.
Một già một trẻ ở trên ngọn núi sám hối rèn luyện kiếm pháp tinh diệu về "Độc cô cửu kiếm". Từ "tổng quát thức", "phá kiếm thức", "phá đao thức", "phá thương thức", "phá tiên thức", "phá sách thức", phá chưởng thức", "phá tiến thức". Học mãi cho đến đệ cửu kiếm là "phá khí thức".
Trong phép "phá thương thức" bao quát cả việc phá giải trường thương, đại kích, tề mi côn, lang nha bổng, bạch lạp hầu, thiền trượng, quyền trượng và tất cả những món binh khí về loại này.
"Phá tiên thức" phá giải cương tiên, thiết giản, điểm huyệt quyết quai tử, nga mi thích, trủy thủ, bản phủ, thiết bài, bát giác chùy, thiết chùy. v.v....
"Phá sách thức" thì phá trường sách, nhuyễn tiên, tam tiết côn, cữu tiết côn, liễn tử thương, thiết liễn, ngư bổng, lưu tinh chùy.v.v...
Tuy chỉ là một kiến thức nhưng nó biến hóa vô cùng. Lệnh Hồ Xung học càng xuống dưới càng thấy những chiêu số dung hợp quán thông nhau và uy lực tăng lên rất nhiều.
Ba kiếm pháp sau cùng so với sáu kiếm pháp đầu càng khó học hơn.
"Phá chưởng thức" là công phu để phá giải quyền, cước, chỉ, chưởng. Đối
phương dám để tay không địch với trường kiếm thì dĩ nhiên võ công họ đã cao thâm ghê gớm. Đại phàm những tay cao thủ võ học, võ công đến mực thượng thặng thì trong tay có binh khí hay không cũng chẳng xa nhau là mấy. Những quyền pháp, chỉ pháp, chưởng pháp, cước pháp trong thiên hạ vô cùng phức tạp. Nào trường quyền đoản đả, nào cầm nã điểm huyệt, nào ưng trảo hổ trảo, nào thiết sa thần chưởng .v.v...đều thuộc loại này cả.
"Phá tiến thức" thì trong chữ "tiến" gồm cả những môn ám khí. Muốn luyện môn kiếm này thì trước hết phải học nghe tiếng gió để phân biệt là ám khí gì ở phương nào bắn tới. Chẳng những chỉ dùng trường kiếm để gạt mọi thứ ám khí của địch nhân bắn
tới mà còn mượn sức của đối phương để phản kích lại, tức là dùng món ám khí của địch nhân bắn tới để bắn ngược lại địch nhân.
Đến môn thứ chín là "Phá khí thức" thì Phong Thanh Dương chỉ truyền thụ cách tụ tập khẩu quyết. Lão nói:
- Chiêu thức này là để đối phó với những địch thủ có nội công đến bậc thượng thặng và nó phải phát xuất ra ở tinh thần. Ngày trước Độc cô tiền bối nhờ thứ kiếm pháp này mà vẫy vùng khắp thiên hạ. Lão gia muốn cầu cho thua một lần không thể được vì môn kiếm pháp đó của lão đã tới trình độ xuất thần nhập hóa. Cũng là kiếm pháp phái Hoa Sơn, cùng một chiêu thức, thế mà mỗi người sử uy lực mạnh yếu khác
nhau xa thì "Độc cô cửu kiếm" cũng vậy. Dù ngươi có học được "Độc cô cửu kiếm" mà lúc sử dụng lại không thuần thục thì chẳng thể nào địch nổi những tay cao thủ thông thường hiện nay. Vậy bây giờ ngươi đã học được đủ đường lối mà muốn thắng nhiều bại ít thì còn phải khổ công tu luyện 20 năm, may ra mới có thể so tài cao thấp với những anh hùng hảo hán trong thiên hạ được.
Lệnh Hồ Xung càng học nhiều càng cảm thấy chín kiếm pháp này biến hóa vô cùng, chẳng hiểu phải mất bao nhiêu ngày mới dò ra được toàn bộ ảo diệu bên trong. Hắn nghe thái sư thúc tổ bảo mình phải khổ luyện trong 20 năm chẳng lấy chi làm ngạc nhiên, sụp lạy nói:
- Nếu trong vòng 20 năm mà đồ tôn thông hiểu được tinh thần về cửu kiếm của Độc cô lão tiền bối đã sáng chế ra cũng lấy làm hân hạnh lắm rồi.
Phong Thanh Dương nói:
- Độc cô đại hiệp là người thông minh tuyệt đỉnh. Muốn học được kiếm pháp của lão gia, ngươi phải nhớ luôn luôn đến hai chữ "giác ngộ" chứ không phải cứ thuộc lòng mà được.Khi ngươi đã thông hiểu tinh thần về cửu kiếm thì muốn thi triển thế nào cũng được, dù ngươi có quên sạch mọi chiêu số biến hóa cũng không sao. Lúc lâm địch ngươi không còn nhớ một chút gì nữa càng không bị ràng buộc bởi những kiếm pháp đã học. Tư chất ngươi hay lắm, đúng là tài liệu để luyện kiếm pháp này. Từ đây sắp tới, ngươi ráng mà dụng công khổ luyện. Ta đi đây!
Lệnh Hồ Xung giật mình kinh hãi hỏi:
- Thái sư thúc tổ đi đâu bây giờ?
Phong Thanh Dương cười đáp:
- Ta ở ngay phía sau hậu động này mấy chục năm. Hôm trước gặp lúc cao hứng ta ra khỏi động dạy kiếm pháp này cho ngươi chỉ hy vọng võ công tuyệt thế của Độc cô tiền bối không đến nỗi bị thất truyền mà thôi. Nay ngươi học hết rồi, thế là tâm nguyện ta thỏa mãn còn ở làm chi nữa mà không về?
Lệnh Hồ Xung mừng thầm nói:
- Té ra thái sư thúc tổ ở ngay phía sau hậu động thì còn gì hay bằng! Đồ tôn có thể sớm hôm thị phụng để thái sư thúc tổ khỏi nỗi cô đơn tịch mịch.
Phong Thanh Dương tủm tỉm cười nói:
- Ngươi hãy theo ta vào đây mà coi:
Lệnh Hồ Xung theo lão tiến vào hậu động thì thấy lão đưa tay ra đẩy vách động một cái. Một tảng đá từ từ lui lại, để lộ một huyệt động.
Lệnh Hồ Xung đã vào hậu động đến mấy mươi lần mà không ngờ phía sau còn một biệt động nữa. Hắn thấy Phong Thanh Dương khoa chân bước vào biệt động này cũng toan tiến vào theo thì Phong Thanh Dương lớn tiếng bảo:
- Ngươi ngửng đầu lên mà coi!
Lệnh Hồ Xung ngửng đầu lên thấy trên nóc động có bảy chữ mầu trắng: "Qua đây là phải chết không tha". Hắn khiếp sợ liền dừng bước lại.
Phong Thanh Dương nghiêm nghị nói:
- Bảy chữ này do ta viết ra, không ai qua khỏi thể lệ đó. Ngươi mà bước qua
cũng phải chết ngay dưới lưỡi kiếm của ta.
Lệnh Hồ Xung ấp úng gọi:
- Thái sư thúc tổ! Thái ...
Hắn chưa dứt lời đã thấy Phong Thanh Dương giơ tay đẩy phiến đá đóng lại.
Lệnh Hồ Xung đứng thộn mặt ra một hồi lâu, hắn khẽ đẩy phiến đá mấy lần thì thấy nó rung động. Giả tỷ hắn vận nội lực đẩy thì mấy cái nữa là có thể mở ra được, nhưng lập tức trong đầu óc lại hiện lên bảy chữ "Qua đây là phải giết không tha". Tay hắn lẩy bẩy rời khỏi phiến đá. Hắn nghĩ bụng:
- Thái sư thúc tổ đã có nghiêm lệnh như vậy, mình chẳng thể mạo muội tiến vào để lão gia nổi giận.
Lệnh Hồ Xung ở với Phong Thanh Dương mười mấy ngày, tuy hắn chỉ nghe lão bàn luận và chỉ giáo về kiếm pháp, nhưng tác phong nghị luận của lão chẳng những khiến cho hắn khâm phục mà còn có vẻ rất thân cận, hai người hợp ý tâm đầu kể sao cho xiết. Phong Thanh Dương tuy cao hơn hắn ba đời đứng vào hàng thái sư thúc tổ, song trong lòng hắn phảng phất cảm thấy như một người tri kỷ đồng hàng. Hắn hận mình gặp lão quá muộn. So với ân sư Nhạc Bất Quần, Phong Thanh Dương tựa hồ còn thân thiết hơn nhiều. Hai người ở với nhau đã quen hơi bén nết mà bây giờ phải chia tay một cách đột ngột, trách nào hắn chẳng bâng khuâng, bụng bảo dạ:
- Vị thái sư thúc tổ này hồi còn ít tuổi chắc cũng giống tính mình, chẳng biết sợ trời đất là gì, muốn thế nào là làm thế. Lúc lão gia dậy mình kiếm pháp đã bảo:
"Ngươi sử kiếm pháp chứ không phải kiếm pháp sử ngươi" tức là con người sống độn mà kiếm pháp là phần tĩnh. Người sống động chẳng thể để cho kiếm pháp tử tĩnh ràng buộc. Lý thuyết này thật đúng quá! Vậy mà sư phụ không nói thế bao giờ?Hắn trầm ngâm một lúc rồi lẩm bẩm:
- Kiếm thuật sư phụ đã cao minh đến thế thì khi nào lại không hiểu lý thuyết
này? Có điều sư phụ thấy mình tính khí lãng mạn, nói ra sợ mình được đà khi luyện kiếm không theo qui củ nữa. Chắc sư phụ chờ mình kiếm thuật kha khá một chút rồi sẽ giải thích cho mình sau. Nhất là bọn sư đệ, sư muội võ công kém hơn dĩ nhiên không thể hiểu được kiếm lý vào hạng thượng thặng, có nói với họ cũng bằng vô dụng.
Hắn nghĩ tới đây rồi tự nhủ:
- Kiếm thuật của thái sư thúc tổ dĩ nhiên đã đến bực xuất thần nhập hóa. Đáng tiếc là lão gia từ đây không lộ thân thủ để mình được mở rộng tầm mắt. Dĩ nhiên so với sư phụ, kiếm pháp của thái sư thúc tổ còn cao hơn một tầng.
Lệnh Hồ Xung trầm ngâm hồi lâu rồi nhớ tới nét mặt tiều tụy của lão dường như người có bệnh hoạn. Hắn tự nghĩ:
- Thái sư thúc tổ nhất định nhiều tuổi lắm rồi, lão gia ở một mình sau hậu động không ai phục thị. dĩ nhiên cô đơn hưu quạnh mà sao lại viết lên nóc biệt động một câu "Qua đây là phải chết không tha"? Lão gia không cho kẻ khác vào thì phải, có lý nào lại cấm cả mình?
Hắn lăm le đẩy phiến đá cửa động để vào trò chuyện với Phong Thanh Dương cho hả lòng khắc khoải. Nhưng hắn nghĩ tới giọng nói nghiêm trang, vẻ mặt khắc khổ của lão lại không dám đành vuốt bụng thở dài, cầm trường kiếm trở ra rèn luyện. "Độc cô cửu kiếm" tuy nói là có chín phép mà thực ra nó bao quát hết thảy võ học thiên hạ. Mỗi lần Lệnh Hồ Xung luyện tập lại hiểu thêm một ít. Hắn luyện chừng một giờ tiện tay sử ngay một chiêu thì chính là "Hữu phụng lai nghi" của Hoa Sơn kiếm pháp. Bất giác hắn ngẩn người ra lắc đầu cười gượng, miệng lẩm bẩm:
- Hỏng bét rồi!
Đoạn hắn lại bắt đầu thi triển chiêu số về "Độc cô cửu kiếm", nhưng chẳng bao lâu, tiện tay phóng ra chiêu "Hữu phụng lai nghi". Hắn không khỏi buồn phiền tự nghĩ:
- Cái tập quán của con người tệ hại đến thế! Vì mình rèn luyện kiếm pháp bản môn thuần thục quá, đã in sâu vào óc thành thâm căn cố đế, nên lúc sử kiếm đến chỗ trôi chảy tự nhiên cho ra chiêu thức của bản môn, chứ có phải "Độc cô cửu kiếm" đâu. Đột nhiên đầu óc hắn lóe lên một tia sáng. Hắn nhớ lại lời dặn của thái sư thúc tổ là lúc sử kiếm phải cho tâm hồn khoáng đạt, thuận theo tự nhiên. Vậy thì dù có sử những chiêu kiếm pháp của bản môn cũng chẳng can gì. Thậm chí sử đến kiếm pháp của những phái Hành Sơn, Thái Sơn hay võ công của mười vị trưởng lão Ma Giáo cũng chẳng sao. Nếu mình còn bứt rứt kiếm pháp này sử được, kiếm pháp kia không sử được, tức là đi vào chỗ bó buộc câu thúc. Mình cứ việc tự ý mà thi triển, còn đúng
hay không chờ đến lúc thái sư thúc tổ trở ra sẽ thỉnh giáo.
Đoạn hắn lại sử "Độc cô cửu kiếm". Đến lúc thuận đà hắn cho ra những chiêu kiếm pháp bản môn, rồi cả những chiêu tinh diệu trên vách đá rất phức tạp . Đến trình độ này hắn không thấy việc luyện kiếm là khổ sở nữa, trái lại hắn cảm thấy vô cùng hứng thú! Có điều về Ngũ Nhạc kiếm phái và võ công ma giáo là hai thứ tương phản nhau hoàn toàn. Về Ngũ Nhạc kiếm pháp hắn sử rất thuần thục mau lẹ, nhưng đụng đến võ công Ma giáo là chậm chạp nặng nề không thể dung hòa với "Độc cô cửu kiếm" được.



Phân tích:
Tư tưởng chỉ đạo chiến thuật của môn cầu lông:
1. "Lấy mình làm chính": tức là không nên thoát ly khỏi điều kiện kỹ thuật và thể hình, tố chất thể lực, phẩm chất tâm lý và đặc điểm cách đánh của mình,..v..v.. để lựa chọn chiến thuật.
2. "Lấy nhanh làm chính": tức là về mặt biến hoá và chuyển đổi chiến thuật, cần thể hiện đặc điểm "nhanh". Vd: sau khi phát hiện thấy đối phương có ưu nhược điểm gì về mặt kỹ thuật, chiến thuật, phải nhanh chóng và mạnh dạn thay đổi chiến thuật và cần kịp thời từ công chuyển sang thủ, từ thủ chuyển sang công hoặc đi từ quá độ chuyển sang tấn công, từ tấn công chuyển sang quá độ, tốc độ chuyển đổi phải nhanh, phải nắm chắc thời cơ có lợi để nhanh chóng chuyển đổi.
3. "Lấy công làm chính": tức là khi xây dựng ý đồ chiến thuật cần nhấn mạnh tư tưởng chủ đạo là tấn công, khi phòng thủ cũng cần nhấn mạnh phòng thủ tích cực, tìm cơ hội tấn công. 



Nguồn: Đọc từ một cuốn sách nhưng quên mất tên người viết rồi. ^^ 

21/7/11

Công Nghệ Quay Cóp



Trong fim có sử dụng kungfu: Nhìn xuyên giáp, tay phải vẽ hình tròn, tay trái vẽ hình vuông, mỹ nhân kế(Tôn tử binh pháp)...
Trời ơi! cuối cùng còn có chữ Fight nữa chứ!