Thời Tiết Hà Nội

Chát Online

26/11/11

Điều lệ giải đấu toàn diễn đàn TGCL - MMOA 2011

Điều lệ giải đấu toàn diễn đàn TGCL - MMOA 2011


BAN QUẢN TRỊ

DIỄN ĐÀN THEGIOICAULONG.COM
ĐIỀU LỆ GIẢI ĐẤU


I. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI ĐẤU:

Giải đấu được tổ chức nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào tập luyện môn cầu lông trên phạm vi toàn quốc. Tạo dựng một sân chơi lành mạnh cho những người yêu thích bộ môn cầu lông, đồng thời nâng cao sức khỏe và tình đoàn kết, bè bạn.

Diễn đàn TGCL đã thực sự trở thành một sân chơi Online bổ ích - nơi cộng đồng cầu lông chia sẽ niềm đam mê, những khoảng khắc bên trái cầu… Giải đấu 2011 được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những sự kiện Offline nhằm đưa những thành viên TGCL đến gần nhau hơn.

Trò chơi yêu thích của đông đảo thành viên TGCL - "Dự đoán người thắng cuộc - Predict A Winner" cũng đã khép lại một năm tranh tài đầy hứng khởi. Những “người thắng cuộc” cũng sẽ được vinh danh và trao thưởng tại giải đấu TGCL 2011.

II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

1. Đối tượng:

- Tất cả các VĐV phong trào (các tỉnh thành, địa phương…) thường xuyên tham gia tập luyện môn cầu lông và đủ sức khỏe thi đấu.

- Ưu tiên hồ sơ của VĐV thuộc các CLB thường xuyên sinh hoạt tại Box CÁC CÂU LẠC BỘ CẦU LÔNG trên diễn đàn THEGIOICAULONG.COM, trong việc xét duyệt hồ sơ BQT sẽ ưu tiên các nick sinh hoạt đều đặn tại diễn đàn, tiếp đến là các nick đăng ký tại diễn đàn. Các nick bị Ban, bị thẻ phạt, các nick không kích hoạt, không tham gia sinh hoạt thường xuyên, nick mới lập kể từ ngày hôm nay sẽ không được xét ưu tiên.

- Các VĐV đã đạt cấp I, kiện tướng, các VĐV đạt huy chương tại giải vô địch trẻ quốc gia, vô địch quốc gia, quốc tế từ năm 2006 trở lại đây không thuộc đối tượng tham gia.

- VĐV hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập thể dục thể thao của ngành TDTT, của các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2009 trở lại đây không được tham gia.

2. Hồ sơ và cách thức đăng ký:


- Đại diện các CLB trực tiếp nộp Đơn đăng ký thi đấu (Download mẫu Đơn đăng ký), Bản sao giấy CMND (có bản gốc đối chiếu) cùng lệ phí thi đấu cho Ban tổ chức trước 12:00 AM ngày 10/12/2011 (Xem chi tiết tại Đơn đăng ký)

- Mỗi CLB được phép đăng ký không quá 2 đôi ở mỗi nội dung thi đấu.

III. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM THI ĐẤU

1. Lịch bốc thăm và lịch thi đấu:

Dự kiến vào ngày Chủ nhật, 11/12/2011 tại Nhà thể chất trường THPT Quang Trung – 178 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

2. Thời gian đấu chính thức:

Giải đấu diễn ra trong 02 ngày Thứ 7 và Chủ nhật ngày 17 - 18/ 12/ 2011

Địa điểm: Nhà Thi Đấu Trung tâm TDTT quận Thanh Xuân
Địa chỉ: Số 4, Lê Văn Lương ,phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

- Ngày thi đấu thứ nhất: Sáng: từ 08h00 – 12h00 ; Chiều: 13h30 – 18h30

Lễ khai mạc, khởi tranh các trận đấu thuộc vòng 1 và vòng 2

- Ngày thi đấu thứ hai: Sáng: từ 08h00 – 12h00; Chiều từ 13h30 – 18h00 cùng ngày !

Tiếp tục các trận đấu vòng bán kết và chung kết, lễ trao giải PAW-2011, lễ trao giải và bế mạc.

IV. NỘI DUNG, LUẬT VÀ THỂ THỨC THI ĐẤU

1. Nội dung thi đấu:

- Giải đấu được tổ chức cho 3 nội dung thi đấu: đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ; ở 2 nhóm tuổi: dưới 30 tuổi (sinh sau ngày: 17/12/1981), và trên 30 tuổi (sinh kể từ ngày 17/12/1981 về trước).

- Mỗi VĐV chỉ có thể đăng ký thi đấu ở 1 nội dung ở nhóm tuổi phù hợp.

2. Luật thi đấu:

- Theo luật hiện hành của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF)

- Cầu thi đấu: Quả Cầu lông MMoa

3. Thể thức thi đấu:

BTC sẽ áp dụng thể thức thi đấu phân cặp và loại trực tiếp; mỗi trận thi đấu 03 hiệp mỗi hiệp 21 điểm (trận đấu được phân định thắng thua khi một đội giành được thắng lợi ở 2 hiệp đấu).

Lưu ý: Các trường hợp VĐV đến muộn 5 phút so với giờ thi đấu chính thức xem như tự ý bỏ cuộc (căn cứ vào đồng hồ của BTC giải)

V. KHIẾU NẠI:

* Chỉ có VĐV đăng ký trong danh sách thi đấu mới được quyền khiếu nại. Quy định về khiếu nại như sau:
+ Trước khi thi đấu, các VĐV được quyền khiếu nại về đối tượng tham dự. Sau khi tiến hành trận đấu, BTC sẽ không giải quyết các khiếu nại về đối tượng.
+ Sau khi công bố kết quả, các VĐV được quyền khiếu nại về chuyên môn. Sau 15 phút kể từ khi công bố kết quả, BTC sẽ không giải quyết các khiếu nại về chuyên môn. .
+ Trường hợp có vấn đề gì chưa thỏa đáng, người đại diện CLB có quyền khiếu nại bằng văn bản lên BTC chậm nhất là 10 phút sau khi xảy ra và nộp lệ phí là 300.000 đồng. VĐV bị khiếu nại phải nộp các giấy tờ liên quan theo yêu cầu của BTC chậm nhất là 2 giờ kể từ khi bị khiếu nại. Nếu khiếu nại sai, VĐV khiếu nại sẽ mất tiền lệ phí khiếu nại; nếu khiếu nại đúng, VĐV bị khiếu nại sẽ bị xử loại khỏi giải.

VI. KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT – KINH PHÍ THAM GIA GIẢI

1. Khen thưởng:
- Theo tình hình thực tế diễn ra giải để khen thưởng (nếu có)
2. Kỷ luật:
- VĐV nào vi phạm Điều lệ, các quy định cuả BTC sẽ bị kỷ luật từ phê bình, cảnh cáo đến truất quyền thi đấu.
3. Kinh phí:
- Các VĐV tham gia giải tự túc kinh phí tập luyện, thi đấu, phương tiện đi lại, ăn ở đóng lệ phí 100.000đ/ VĐV (Một trăm nghìn đồng)

VII. TRANG PHỤC THI ĐẤU:

Các VĐV tham dự giải phải mặc trang phục thi đấu theo quy định của môn Cầu lông, áo T-shirt và quần Short.

VIII. MỘT SỐ LƯU Ý

- BTC giải không chịu trách nhiệm với vấn đề sức khỏe của các VĐV trong suốt thời gian thi đấu của giải.

- BTC giải đấu rất mong nhận được sự hợp tác của toàn thể các thành viên diễn đàn TGCL, các VĐV cầu lông phong trào trong cả nước.

- Nội dung Điều lệ này BTC có thể thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế

IX. CƠ CẤU GiẢI THƯỞNG

Các Nhà Tài Trợ: MMOA, Gold Malt , CLB Mỹ Đình, Fleet, Cửa Hàng Zelk Sports

1. Công ty CP V&P SPORTS - Nhà phân phối duy nhất thương hiệu MMOA_TAIWAN tại VN tài trợ hiện vật như sau:


2. Hãng bia Gold Malt tài trợ thẻ Beer như sau:
(Giá trị giải thưởng 28.560.000 VND)

- 06 giải nhất mỗi giải 01 thẻ uống bia Gold Malt 30 lít

- 06 giải nhì mỗi giải 01 thẻ uống bia Gold Malt 20 lít

- 12 giải ba mỗi giải 01 thẻ uống bia Gold Malt 10 lít


3. Câu Lạc Bộ Mỹ Đình tài trợ giải thưởng giá trị tiền mặt như sau:
(Giá trị giải thưởng 15.600.000 VND)

- 06 giải nhất mỗi giải 1.000.000 VND

- 06 giải nhì mỗi giải 800.000 VND

- 12 giải ba mỗi giải 400.000 VND

4. Cửa hàng Zelksports-106 Hoàng Hoa THám-HN tài trợ như sau:

- Áo Ban tổ chức
- Áo trọng tài
- Trọng tài điều hành giải

5. Công ty CMTD Thể Thao – Fleet Việt Nam tài trợ giải PAW như sau:

- 01 giải nhất chung cuộc: 01 vợt FLEET DIAMOND 90 trị giá 4.100.000 VNĐ
- 02 giải nhì chung cuộc: Mỗi Giải 01 vợt FLEET A-WOVEN 100 trị giá 1.990.000 VNĐ
- 03 giải ba chung cuộc: Mỗi Giải 01 bao vợt + 01 bộ quần áo ngắn tay trị giá 700.000 VNĐ
- 12 giải nhất của từng giải PAW trong năm: 01 phiếu giảm giá đặc biệt của nhà tài trợ FLEET, phiếu giảm giá được sử dụng trên tất cả các hệ thống cửa hàng bán đồ chính hãng FLEET trên toàn quốc

Tổng giá trị giải thưởng (không tính số tiền NTT Fleet và Zelksports): 91.334.000 VND (chín mươi mốt triệu ba trăm ba tư nghìn đồng)

Trên đây là toàn bộ nội dung của bản điều lệ giải đấu toàn diễn đàn TGCL năm 2011, xin thông báo đến các thành viên, VĐV, đăng ký tham gia, tập luyện để giải có chất lượng chuyên môn cao.

Nơi gửi:

- Toàn thể các thành viên diễn đàn
- Các CLB cầu lông
- Trung tâm TDTT Quận Thanh Xuân
- Các Nhà Tài Trợ



Nguồn:
http://forum.thegioicaulong.com/showthread.php?8555-%C4%90i%E1%BB%81u-l%E1%BB%87-gi%E1%BA%A3i-%C4%91%E1%BA%A5u-to%C3%A0n-di%E1%BB%85n-%C4%91%C3%A0n-TGCL-MMOA-2011

9/10/11

Điều lệ Đại Hội thể thao sinh viên toàn quốc lần thứ IV - 2011

 Mọi người vào link này vậy:

Link Điều lệ Đại Hội thể thao sinh viên toàn quốc lần thứ IV - 2011

Như vậy nội dung cầu lông diễn ra từ 21/11/2011 - 05/12/2011 cùng với 5 nội dung bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, cầu lông, cờ vua, điền kinh và thể thao quốc phòng. Địa điểm là trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Lễ khai mạc vào 24/11/2011, lễ bế mạc vào hôm 04/12/2011

24/9/11

Lịch thi đấu Đôi Nam - Giải Khương Hạ 2011















Đôi Nam

Nhất: Cao Minh Sơn - Nguyễn Như Long (CLB S3)
Nhì: Nam + Vương - Pháo Đài Láng
Ba: Nguyễn Thế Vĩnh - Nguyễn Hữu Quang (CLB ACUD)








Đơn Nam

Nhất: Sáng - Hà Tây
Nhì: Hảo - CLB Tiểu học Nhân Chính
Ba: Tuấn Anh ( Ngoại thương 9x)





Đôi Nam - Nữ

Nhất: Quang - Lan
Nhì: Tú - Thắm
Ba: La Xuân Việt - Lê Hồng Nhung


17/9/11

Giải cầu lông Khương Hạ mở rộng 2011


GIẢI CẦU LÔNG KHƯƠNG HẠ MỞ RỘNG 2011



Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2011

QUY CHẾ
GIẢI CẦU LÔNG KHƯƠNG HẠ MỞ RỘNG 2011



Điều 1: Đối tượng tham dự

- Thành viên đang sinh hoạt trong các CLB cầu lông tại các địa phương, các bạn yêu thích và đam mê cầu lông.
- Độ tuổi: từ 16 trở lên.
Các đối tượng không được phép tham dự
- VĐV hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập thể dục thể thao của ngành TDTT, của các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2008 trở lại đây.
- VĐV được phong kiện tướng cấp I từ năm 2006 đến nay.

Điều 2: Nội dung và thể thức thi đấu
- Thi đấu 3 nội dung: Đơn nam, Đôi nam, Đôi nam nữ (Mỗi vận động viên chỉ được tham gia 01 nội dung thi đấu).
- Thi đấu trên 03 sân nền thảm chuẩn, trần cao, ánh sáng tốt.
- Thể thức thi đấu:
+ Bốc thăm, chia cặp theo nhánh (có sơ đồ thi đấu cụ thể).
Các trận đấu vòng loại sẽ đấu 1 set 31 điểm, Trận tranh giải nhất, nhì, ba sẽ thi đấu 3 sét 21 điểm (thắng 2).
khi đến lượt thi đấu VĐV nào đến trễ quá 10 phút khi đọc tên so với quy định sẽ không được tham gia.
+ Cầu thi đấu: Cầu Thành Công
+ Trọng tài: BTC sẽ linh động cùng các VĐV làm trọng tài tùy theo tình hình thực tế.

Điều 3: Số lượng vận động viên và thủ tục đăng ký vận động viên
+ SỐ LƯỢNG VẬN ĐỘNG VIÊN KHÔNG HẠN CHẾ.
- Thành viên các CLB, các VĐV tự do đăng ký tham gia thi đấu trực tiếp với ban tổ chức tại 02 địa chỉ:
* Sân cầu lông trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội, 266 Vũ Hữu – Thanh Xuân - HN
* Sân cầu lông trường Trung cấp Mẫu giáo và Nhà trẻ Hà Nội, 31 Khương Hạ – Thanh Xuân - HN
Từ ngày 13 /9/2011- đến hết ngày 23/9/2011( thời gian từ 17h 00 đến 21h 30).
(Nội dung nào có ít hơn 7 đôi tham gia sẽ không tổ chức nữa).
- Các nội dung thi đấu sẽ diễn ra cùng giờ.
- Mỗi vận động viên chỉ được tham gia 01 nội dung thi đấu.
Điều 4: Khen thưởng, khiếu nại, kỷ luật
- Khen thưởng: Mỗi nội dung thi đấu có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba.
Giải thưởng gồm:
Đôi Nam:
Nhất: 1.200.000đ và cờ lưu niệm
Nhì: 1.000.000đ và cờ lưu niệm
Ba: 800.000đ và cờ lưu niệm

Đơn nam:

Nhất: 800.000đ và cờ lưu niệm
Nhì: 600.000đ và cờ lưu niệm
Ba: 400.000đ và cờ lưu niệm

Đôi Nam, Nữ
Nhất: 1.200.000đ và cờ lưu niệm
Nhì: 1.000.000đ và cờ lưu niệm
Ba: 800.000đ và cờ lưu niệm
Giải thưởng có thể được BTC tăng hoặc giảm tùy tình hình các VĐV đăng ký tham dự giải.
- Khiếu nại: Các khiếu nại về chuyên môn sẽ được trọng tài và BTC thống nhất giải quyết ngay trong trận đấu. Sau 05 phút kể từ khi kết thúc trận đấu, mọi khiếu nại đều không có giá trị.

- Kỷ luật: Các VĐV thi đấu phải
+ Chấp hành nghiêm túc điều lệ giải
+ Đảm bảo an toàn trật tự trong các trận thi đấu
+ Tôn trọng Ban tổ chức, Trọng tài và các thành viên khác
+ Nếu VĐV vi phạm điều lệ giải sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến tước quyền thi đấu.

Điều 5: Kinh phí tổ chức
- Mỗi thành viên tham dự giải đóng góp 100.000đ/người cho một nội dung thi đấu
- Lệ phí các thành viên đóng góp được dùng để thanh toán các chi phí sân, cầu thi đấu, giải thưởng và các chi phí phát sinh..
- Các vận động viên tự túc mọi chi phí khi tham dự giải như: (đi lại, ăn uống, trang phục, …).

Điều 6: Thời gian thi đấu và địa điểm
- Thời gian, địa điểm bốc thăm: Vào ngày 23/9/2011 (thứ 6) vào lúc 18h tại sân cầu lông 31 Khương Hạ (nếu VDV không đến ban tổ chức bộc hộ, hoặc đội trưởng các câu lạc bộ bốc hộ)
- Thời gian thi đấu ngày 25/9/2011( sáng từ 7h30 phút sáng đến khi kết thúc giải cùng ngày)
- Địa điểm thi đấu: Nhà thể chất trường trung cấp mẫu giáo và nhà trẻ Hà Nội 31 phố Khương Hạ - Thanh Xuân – Hà Nội.

BAN TỔ CHỨC:
+ Đ/c Tú (tiểu học Nhân Chính): 0982062048
+ Đ/c Sơn (CLB sông hồng): 0913001983


Điều lệ này là văn bản chính thức có hiệu lực cho đến khi kết thúc giải cầu lông Khương Hạ mở rộng năm 2011.
BAN TỔ CHỨC GIẢI

Nơi gửi:

- Các đơn vị, vân động viên
- Lưu.



 Nguồn:
http://forum.thegioicaulong.com/showthread.php?7823-Gi%E1%BA%A3i-c%E1%BA%A7u-l%C3%B4ng-Kh%C6%B0%C6%A1ng-H%E1%BA%A1-m%E1%BB%9F-r%E1%BB%99ng-2011

Điều Lệ Giải Cầu Lông Hà Nội Mở Rộng Tranh Cúp Phát Thanh Truyền Hình Hà Nội 2011

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
LIÊN ĐOÀN CẦU LÔNG
——————— CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
Số: /SVHTTDL-LĐCLHN Hà Nội, ngày tháng năm 2011


ĐIỀU LỆ
GIẢI CẦU LÔNG HÀ NỘI MỞ RỘNG TRANH CÚP PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
HÀ NỘI LẦN THỨ XV NĂM 2011

Chào mừng 66 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 57 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2011), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh truyền hình, Liên đoàn Cầu lông Hà Nội đồng phối hợp tổ chức giải Cầu lông Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phát thanh Truyền hình Hà Nội lần thứ XV năm 2011.

I. ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ GIẢI:
1. Giải phong trào:
- Các vận động viên là công dân thủ đô thuộc quận, huyện, thị xã, sở ban ngành đoàn thể, các cơ quan đơn vị Trung ương hoặc của Thành phố như bệnh viện, công ty, doanh nghiệp v.v…có hộ khẩu thường trú, tạm trú (từ 6 tháng trở lên tính đến thời điểm tổ chức môn thi) đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội, thường xuyên tập luyện TDTT, đủ sức khỏe tham gia thi đấu.
- Vận động viên thi đấu cho đơn vị quận, huyện, thị xã nào thì phải có hộ khẩu thuộc quận, huyện, thị xã đó. Trường hợp vận động viên đang ký thi đấu cho quận, huyện, thị xã, ngành khác phải có sự thỏa thuận đồng ý giữa hai đơn vị Trung tâm TDTT (Trung tâm VH-TDTT) hoặc ngành đó.
- Vận động viên thuộc các cơ quan, đơn vị của TW, Hà Nội đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội muốn tham gia giải thì phải có hợp đồng lao động và bảng lương tối thiểu 06 tháng kể từ ngày tổ chức thi đấu trở về trước, có thể đăng ký trực tiếp.
- Mỗi vận động viên chỉ được tham dự thi đấu cho 01 đơn vị trong suốt quá trình diễn ra giải.
* Đối tượng không được tham dự ở giải phong trào:
Là các VĐV đã đạt cấp I, kiện tướng, các VĐV đã đạt huy chương tại giải vô địch trẻ quốc gia, vô địch quốc gia, quốc tế kể từ năm 2008 trở lại đây.
Là vận động viên các tỉnh bạn do ban tổ chức mời tham dự giải.
2. Giải nâng cao:
- Là các vận động viên lứa tuổi từ 19 đến 30 tuổi.
- Các VĐV cấp I, kiện tướng, VĐV đạt thành tích ở giải trẻ toàn quốc, giải thiếu niên toàn quốc năm 2011 và các vận động viên tỉnh bạn được mời: Bộ Công an, Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thái Bình, Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia III, Đại học TDTT I, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Nai…


II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian: Từ ngày 4/10 đến 9/10/2011
- Địa điểm: Nhà thi đấu Gia Lâm

III. NỘI DUNG THI ĐẤU:
1. Giải phong trào: (chia làm 11 nhóm tuổi)
- Nhóm 1: Từ 10 - 11 tuổi (2001 - 2000)
- Nhóm 2: Từ 12 - 13 tuổi (1999 - 1998)
- Nhóm 3: Từ 14 - 15 tuổi (1997 - 1996)
- Nhóm 4: Từ 16 - 18 tuổi (1995 - 1993)
- Nhóm 5 :Từ 18 - 30 tuổi ( 1992 - 1981)
- Nhóm 6: Từ 31 - 35 tuổi (1980 - 1976)
- Nhóm 7: Từ 36 - 40 tuổi (1975 - 1971)
- Nhóm 8: Từ 41 - 45 tuổi (1970 - 1966)
- Nhóm 9: Từ 46 - 50 tuổi (1965 - 1961)
- Nhóm 10: Từ 51 - 55 tuổi (1960 - 1956)
- Nhóm 11: Từ 56 - 60 tuổi (1955 - 1951)
- Nhóm 121: Từ 61 - 65 tuổi (1950 - 1946)
- Từ nhóm 1 đến nhóm 4: Thi đấu theo 5 nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.
- Từ nhóm 5 đến nhóm 12: Thi đấu theo 3 nội dung: Đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.
2. Giải nâng cao: Thi đấu theo 5 nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.

IV. THỂ THỨC THI ĐẤU:
- BTC sẽ căn cứ vào kết quả thi đấu của giải cầu lông Hà Nội mở rộng năm 2010 tranh Cúp Phát thanh-Truyền hình Hà Nội lần thứ XIV để chọn hạt giống.
- Tùy theo số lượng VĐV tham dự ở mỗi nội dung BTC sẽ quyết định thi đấu loại trực tiếp hoặc vòng tròn.
- Trường hợp thi đấu vòng tròn nếu các đơn vị có cùng số điểm sẽ căn cứ trên hiệu số trận thắng trận thua và tỷ số bàn thắng bàn thua và thắng đối kháng.

V. LUẬT THI ĐẤU:
- Áp dụng hệ thống tính điểm mới của liên đoàn Cầu lông Thế giới (tính điểm trực tiếp, 3 hiệp x 21 điểm)
- Riêng đối với giải phong trào: Các VĐV thi đấu 1 hiệp x 21 điểm đối với vòng loạithi đấu 3 hiệp x 21 đối với vòng chung kết.
- Sử dụng quả cầu lông FLEET mã F606 (Địa chỉ 14 Lê Trực-Ba Đình-Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 0438234868).

VI. NGUYÊN TẮC ĐĂNG KÝ THI ĐẤU CHUNG:
- Đăng ký thi đấu (theo mẫu) gửi về văn phòng bộ môn Cầu lông Hà Nội (số 14 Trịnh Hoài Đức-Hà Nội) hoặc gửi bằng email: hnba_vn@yahoo.com trước ngày 20/9/2011. Ban tổ chức sẽ không chấp thuận cho thi đấu đối với những đoàn gửi đăng ký muộn hơn thời gian quy định trên cũng như tẩy xoá hoặc viết tay trong bản đăng ký.
- Giải phong trào mỗi VĐV chỉ được tham dự 01 nội dung thi đấu. Mỗi nội dung thi đấu được đăng ký 01 đôi.
- Giải nâng cao các đơn vị được đăng ký tự do không hạn chế số lượng VĐV, mỗi VĐV chỉ được tham dự tối đa 02 nội dung thi đấu.
* Hồ sơ đăng ký:
Đánh máy đăng ký thi đấu theo mẫu có ký và đóng dấu gửi về BTC giải.
Yêu cầu mang theo các hồ sơ liên quan để đối chiếu khi nộp đăng ký:
1. Chứng minh thư nhân dân nếu không có chứng minh thư thì phải có xác nhận của công an địa phương (có dán ảnh và đóng dấu giáp lai), sổ hộ khẩu (các giấy tờ trên phải là bản chính, bản photo không có giá trị).
2. Trường hợp VĐV thi đấu cho cơ quan, đơn vị thì phải có hợp đồng lao động và bảng lương tối thiểu 06 tháng kể từ ngày tổ chức thi đấu trở về trước.
3. Giấy chứng nhận sức khoẻ thi đấu do cơ quan y tế của thành phố, tỉnh hoặc quận, huyện, thị xã cấp.
4. Các VĐV tham dự thi đấu phải có thẻ thi đấu do LĐCLHN cấp (các VĐV đã có thẻ thi đấu yêu cầu mang theo để kiểm tra).
* Trường hợp các VĐV chưa có thẻ:
- Mang theo 02 ảnh 3x4 chụp năm 2011.
- Mang theo sổ hộ khẩu và CMTND bản gốc để đối chiếu.
- Nộp lệ phí làm thẻ: 20.000đ/người.
* Kiểm tra hồ sơ ngày 22/9/2011 (thứ năm) tại Văn phòng bộ môn Cầu lông Hà Nội:
- Sáng từ 8h – 11h30
- Chiều từ 14h00 – 17h00
* Họp trưởng đoàn, huấn luyện viên vào hồi 8h30 ngày 26/9/2011 tại phòng họp tầng 3 số 14 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội.

VII. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT:
1. Khen thưởng:
- Ban tổ chức sẽ trao huy chương vàng, bạc, đồng cho các vận động viên đạt giải nhất, nhì, đồng giải ba ở các nội dung thi đấu có từ 6 đơn vị tham gia trở lên.
- Đài PTTH Hà Nội trao giải thưởng bằng tiền cho các VĐV đoạt giải nhất, nhì, đồng giải ba.
- Tặng cờ và tiền thưởng nhất, nhì, ba toàn đoàn và trao Cúp cho đoàn vô địch.
- Tặng cờ và tiền thưởng nhất, nhì, ba cho đơn vị có phong trào cầu lông xuất sắc (có tiêu chí xét khen thưởng riêng).
- Tính điểm toàn đoàn dựa trên tổng số huy chương đơn vị giành được. Huy chương vàng 10 điểm, huy chương bạc 5 điểm, huy chương đồng 3 điểm.
- Trường hợp điểm toàn đoàn của các đơn vị bằng nhau sẽ tính tổng sắp huy chương theo thứ tự vàng, bạc, đồng, nếu vẫn bằng nhau thì xét đơn vị nào tham dự nhiều nội dung thi đấu hơn.



2. Kỷ luật:
Ban tổ chức sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật từ nhắc nhở cảnh cáo đến truất quyền thi đấu đối với trưởng đoàn, huấn luyện viên, vận động viên vi phạm điều lệ và quy định của ban tổ chức giải.

VIII. KHIẾU NẠI:
Mọi trường hợp khiếu nại phải bằng văn bản có chữ ký của trưởng đoàn, huấn luyện viên gửi lên Ban tổ chức chậm nhất là 10 phút sau khi trận đấu kết thúc và nộp lệ phí là 500.000đồng.

IX. KINH PHÍ:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Cầu lông Hà Nội chịu trách nhiệm chi toàn bộ kinh phí tổ chức giải. Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội chịu trách nhiệm toàn bộ kinh phí giải thưởng, tuyên truyền quảng cáo.
- Các đơn vị tham dự giải tự túc toàn bộ kinh phí tập luyện, ăn nghỉ, đi lại cho các vận động viên của đơn vị mình trong suốt quá trình tham dự giải.

X. TRANG PHỤC THI ĐẤU:
Các vận động viên tham dự giải mặc trang phục thi đấu theo quy định của môn Cầu lông, áo T – shirt và quần Short.

XI. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC:
- Các đơn vị không được đăng ký các vận động viên đang bị kỷ luật.
- Những vấn đề phát sinh Ban tổ chức sẽ thông báo tại cuộc họp chuyên môn hoặc trong quá trình thi đấu với các trưởng đoàn, huấn luyện viên.
- Những vấn đề chưa rõ xin liên hệ: Đồng chí Bùi Tuấn Mịch-Tổng thư ký Liên đoàn Cầu lông Hà Nội. Điện thoại: 0904 842 988 hoặc Văn phòng Câu lạc bộ Cầu lông Ciputra Hà Nội. Điện thoại: Fax: 04.373.447.41
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Cầu lông Hà Nội đề nghị thủ trưởng các đơn vị tạo điều kiện và cho phép đội tuyển tập huấn để tham dự giải Cầu lông Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phát thanh Truyền hình lần thứ XV năm 2011.

LIÊN ĐOÀN CẦU LÔNG HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH SỞ VĂN HÓA THỂ THAO & DU LỊCH
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Trần Quang Giao




Bạch Quốc Ninh

Nơi nhận:
- Sở VHTTDL, LĐCL các địa phương;
- Trung tâm TDTT (Trung tâm VH-TDTT)
các quận, huyện, thị xã;
- Lưu VT-TTQC.

12/8/11

Giải Vô Địch Thế Giới

Tứ Kết: Nguyễn Tiến Minh - Peter Gade












Lịch thi đấu:
Đơn Nam:


Đôi Nam:


Đôi Nam - Nữ:





Nếu không xem được mời các bô lão vào link sau:
http://www.youtube.com/watch?v=a5ulwkY5q5Y

4/8/11

CHIẾN THUẬT ĐÁNH ĐƠN


1. Chiến thuật phát cầu giành quyền tấn công trước: phát cầu không chịu sự cản trở của đối phương, do đó người phát cầu có thể dựa vào luật thi đấu, tùy ý theo thói quen có thể vận dụng bất cứ phương thức nào để phát cầu sang bất cứ một điểm nào trên sân đỡ cầu của đối phương. Người giỏi về lợi dụng kỹ thuật phát cầu biến hoá là người có thể trước hết phát cầu để khống chế đối phương giành quyền chủ động, dùng phát càu lao nhanh phối hợp với phát cầu gần lưới, tranh thủ tạo ra cơ hội chủ động tấn công ở lần đánh sau, tổ hợp thành chiến thuật phát cầu giành quyền tấn công trước (cướp tấn công).
2. Chiến thuật tấn công sân sau (cuối sân): sử dụng lập lại kỹ thuật đánh cầu cao sâu hoặc cầu cao ngang, ép 2 góc cuối sân của đối phương, buộc đối phương rơi vào trạng thái bị động. Một khi chất lượng của cầu đối phương đánh sang không cao, liền chớp lấy thời cơ tấn công đập, treo cầu vào chỗ trống của đối phương.
3. Chiến thuật buộc đối phương đánh cầu trái tay: nói chung là tính tấn công của đánh cầu cuối sân trái tay không mạnh, đường cầu cũng tương đối đơn giản. Nhưng khi thi đấu với các đối thủ có kỹ thuật đánh cầu cuối sân trái tay kém, thì không thể bỏ qua việc tăng cường tấn công ở khu vực đánh cầu trái tay cuối sân.
Trước hết cần kéo rộng vị trí của đối phương, làm cho khu vực trái tay của đối phương lộ ra chỗ trống. Sau đó thực hiện đánh cầu vào khu vực trái tay. Vd: trước tiên treo cầu vào khu vực thuận tay sát lưới của đối phương, đối phương hất cao cầu, chúng ta dùng ngay cầu cao ngang tấn công vào khu vực trái tay cuối sân của đối phương, buộc họ phải rời xa vị trí trung tâm, và lúc này đột ngột treo cầu chéo góc sát lưới.
4. Chiến thuật đánh cầu 4 điểm rồi đột kích: dùng kỹ thuật đánh cầu cao ngang tốc độ nhanh, hoặc đánh treo cầu chuẩn xác đến 4 góc sân của đối phương, buộc đối phương phải chạy di chuyển sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới. Khi phát hiện đối phương không kịp trở về vị trí trung tâm hoặc mất trọng tâm để lộ ra chỗ trống và chỗ yếu thì tiến hành đột kích ngay.
5. Chiến thuật đánh treo, đập cầu rồi lên lưới tấn công: trước tiên ở cuối sân dùng kỹ thuật đập nhẹ phối hợp với đánh treo cầu để ép cầu xuống dưới, điểm rơi cần lựa chọn ở phía 2 bên của sân đối phương, buộc đối phương bị động đánh trả. Nếu đối phương đánh trả cầu sát lưới, liền nhanh chóng di chuyển lên lưới vê cầu hoặc móc cầu chéo góc hoặc đẩy cầu ngang tốc độ nhanh. Nếu đối phương đánh trả bằng hất cầu cao ở sát lưới, có thể lợi dụng trong lúc họ lùi về phòng thủ, sẽ trực tiếp dánh thẳng cầu vào người họ.
6. Chiến thuật phòng thủ trước tấn công sau: chiến thuật này có thể dùng để đối phó với đối thủ tấn công kém hiệu quả và thể lực kém.
Bắt đầu thi đấu, trước tiên dùng đường cầu cao để dụ đối phương tấn công, khi đối phương mải mê với tấn công mà lỏng lẻo phòng thủ thì lập tức đột kích tấn công. Cũng có thể trong lúc thể lực đối phương giảm sút, tốc độ di chuyển chậm lại thì mới phát động tấn công. Đây là chiến thuật chờ đối phương mệt mới phát động tấn công để giành thắng lợi

HƯỚNG DẪN CÁCH CẦM VỢT

 
 1) Vài nhận xét chung về cách cầm vợt.
Các sách về cầu lông thường đưa ra các hướng dẫn dài về cách cầm vợt thuận tay và nghịch tay cơ bản, cùng với vài hình minh hoạ cơ bản hoặc các ảnh chụp không rõ nét. Điều đó làm hạn chế việc giúp bạn biết chắn rằng mình đã cầm vợt đúng cách hay chưa. Cách tốt nhất là nhờ một huấn luyện viên chỉ cho bạn cách cầm vợt và kiểm tra xem bạn có cầm vợt đúng chưa (cách này hơi tốn kém). Trong phần hướng dẫn này, tôi sẽ đưa ra một giải pháp thay thế : mỗi cách cầm vợt đều được minh hoạ bởi những bức ảnh lớn được chụp ở nhiều góc độ khác nhau.
Các sách cầu lông cũng ít khi đưa ra lời bình luận bên dưới những cách cầm vợt cơ bản. Một vài sách thậm chí còn đưa ra những lời khuyên không đúng về cách cầm vợt để đánh cầu nghịch tay qua đầu! Nếu bạn hoàn toàn là người mới biết chơi, thì những sách cầu lông kia có thể phù hợp. Bạn có thể tự bằng lòng với việc học cách cầm vợt thuận tay và trái tay. Tuy nhiên, một khi đã quen với việc sử dụng những cách cầm vợt đó, thì nên tìm hiểu sâu thêm một chút về việc bạn giữ vợt trong tay như thế nào và tại sao?
Lý do quan trọng để bạn chọn một cách cầm vợt này thay vì chọn cách cầm vợt khác chính là vì cách cầm vợt phù hợp sẽ giúp bạn đánh cầu hiệu quả hơn. Một cách cầm vợt hiệu quả có thể làm tăng sức mạnh, khả năng điều khiển và khả năng phản xạ cũng như khả năng với cầu của bạn.Thông thường, bạn sẽ phải có sự linh hoạt trong lựa chọn các cách cầm vợt, bởi vì không có một cách cầm vợt nào có thể cho bạn giải pháp tối ưu.
Sự khác biệt giữa tất cả các cách cầm vợt hiệu quả chính là góc mà vợt được giữ trong tay. Ví dụ, kiểu cầm vợt thuận tay có góc xoay 90 độ so với kiểu cầm vợt trái tay. Lý do của sự thay đổi góc này là để bạn có thể đưa mặt vợt tiếp xúc trực diên với cầu ở các bên của cơ thể (mặt vợt vuông góc với cầu). Chẳng hạn như nếu bạn luôn luôn chỉ dùng cách cầm vợt thuận tay cho cả bên nghịch tay, mặt vợt sẽ lạng xuống phía dươi quả cầu và làm bạn mất kiểm soát lẫn mất lực. Vơi những vị trí khác nhau so với trái cầu, cần có thế đánh khác nhau (thuận tay/nghịch tay, dưới tay/qua đầu…) cách cầm vợt để mặt vợt tiếp xúc trực diện với trái cầu vì vậy cũng sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa bạn không thể sử dụng cùng một cách cầm vợt để đánh cầu trái tay qua đầu giống như treo cầu trái tay. Tại sao lại không được? Có phải cả 2 đều là trái tay ko? Phải, sử dụng kiểu cầm vợt trái tay chuẩn để đánh cầu cao qua đầu sẽ không đưa được mặt vợt tiếp xúc trực tiếp vào trái cầu. Bạn hãy thử làm điều này: xoay vợt, lùi ra xa lưới như sắp đánh một cú trái tay qua đầu , với cách cầm vợt trái tay, chỉa thẳng cánh tay lên trời và quan sát góc của mặt vợt. Nếu tư thế của bạn đúng, mặt vợt sẽ hướng ra ngoài mép sân. Rồi bây giờ hãy thử lại tương tự nhưng với cách cầm vợt thuận tay, bạn sẽ thấy mặt vợt hướng thẳng xuống đường biên (đánh bằng mặt sau của vợt) Đó là lý do tại sao các tay vợt hàng đầu có khuynh hướng sử dụng kiểu cầm vợt thuận tay hay thậm chí là kiểu cầm vợt “cán chảo” để đánh cầu cao qua đầu.
Một khác biệt quan trọng khác nữa giữa các cách cầm vợt là nên cầm vợt dài (cầm gần phần đuôi cán vợt) hay cầm vợt ngắn (cầm gần thân vợt). Thông thường, cách cầm vợt dài giúp gia tăng lực và tầm với, trong khi cách cầm vợt ngắn cho người chơi có các phản xạ nhanh hơn, kiểm soát cầu tốt hơn và linh hoạt hơn.
Nói chung, có những khác biệt nhỏ trong việc xác định vị trí chính xác của các ngón tay. Thông thường là ngón tay cái không cố định. Trong cách cầm vợt trái tay, ngón cái cung cấp sức mạnh từ phía sau của vợt khi sử dụng một động tác đập nhẹ (gõ) (một động tác đập mạnh sẽ ko hiệu quả cho cú đánh trái tay). Trong cách cầm vợt cán chảo, ngón tay cái có thể được duỗi thẳng dọc cán vợt nhằm hạn chế sự cử động của cổ tay.
Nếu bạn quan sát kỹ các ảnh chụp động tác của các vận động viên chuyên nghiệp, bạn sẽ nhận thấy họ dường như đang phá vỡ rất nhiều các quy tắc về “cách cầm vợt”. Ví dụ, họ có thể đỡ trái tay những trái chụp cầu trên lưới, sử dụng cách cầm vợt giống với cách cầm thuận tay để giở cầu lên cao hoặc kéo lưới. Họ có thể chuẩn bị sẵn tư thế để nhận các cú đập dù ko sử dụng cách cầm vợt thuận tay hay nghịch tay mà có khi là một cách trung gian giữa 2 cách đó. Thay vì cố gắng phân tích riêng rẽ các trường hợp, chúng ta nên quan sát để nhận thấy các vận động viên chuyên nghiệp rất linh hoạt trong việc lựa chọn và điều chỉnh cách cầm vợt của họ. Không giống những người mới bắt đầu chơi, một vận động viên chuyên nghiệp có hiểu biết tinh tế hơn về việc khi nào thì họ nên dùng cách cầm vợt nào, và chuyển đổi linh hoạt giữa các cách cầm vợt. Một khi bạn nắm vững căn bản, có thể thử nghiệm những kiểu cầm vợt khác nhau trong những trường hợp khác nhau, nhưng phải luôn hiểu được vì sao bạn lại chọn một cách cầm vợt nào đó.

2)Các cách cầm vợt
Từ cầm chặt, kẹp chặt… là chưa thích hợp, bởi vì trong tất cả các trường hợp, vợt cầu lông nên được cầm lỏng hơn là cầm chặt: Vợt cầu lông chỉ được cầm chặt hơn trong tấn công để tăng thêm sức mạnh và hỗ trợ đường bay của cầu.
Một người mới chơi có thể dễ dàng nắm bắt được nhiều cách cầm vợt. Sự khác nhau giữa các cách cầm vợt rất khó nhận biết. Tôi trình bày các cách cầm vợt theo một trật tự nhằm giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc học các cách cầm vợt. Cách cầm vợt quan trọng nhất cần học là cách cầm thuận tay và trái tay cơ bản. Người chơi cần phải nắm vững 2 cách cầm vợt cơ bản đó trước khi thử nghiệm với các cách cầm vợt mới lạ khác.
Như bạn có thể nhận thấy, tôi là một người thuận tay phải, nếu bạn thuận tay trái, hãy vận dụng trí tưởng tượng của bạn để đảo ngược các bức ảnh và hướng dẫn.
Cũng cần chú ý rằng trong một số bức ảnh, cẳng tay của tôi xuất hiện ở những góc bất lợi. Xin đừng chú ý tới điều đó, đó chỉ là một tạo tác trong khi chụp ảnh thôi, bạn nên chú ý tới vị trí của các ngón tay, chứ không phải góc của cổ tay.

 a)Cách cầm vợt thuận tay
Cách cầm vợt này dung để đánh các trái cầu cao qua đầu và các trái cầu ờ bên phải của cơ thể
3 Bức ảnh đầu thể hiện cách cầm vợt thuận tay từ 3 phía. 2 ảnh tiếp theo chỉ ra rằng động tác cầm vợt khi nhìn từ phía sau và từ dưới lên (giống như khi chuẩn bị đánh cầu cao qua đầu) vợt được nắm lỏng trong các ngón tay và không nằm trong lòng bàn tay. 

 

b)Cách cầm vợt trái tay
Cách cầm vợt này dùng để đánh các trái cầu ở phía bên trái cơ thể. Cũng giống như trong thuận tay, vợt được nắm lỏng trong các ngón tay và không giữ trong lòng bàn tay.

 

Cầm vợt ngắn thuận tay
Cách cầm vợt này sử dụng trong đánh đôi nhằm tăng cường khả năng điều khiển cầu và hỗ trợ cho các pha phản ứng nhanh trên lưới và giữa sân.


Cầm vợt ngắn trái tay
Cách cầm này được sử dụng với cùng mục đích của cầm vợt ngắn thuận tay. Nó đặc biệt hiệu quả trong giao cầu.


c)Cách cầm vợt kiểu “cán chảo”
Mục đích chính của cách cầm này là nhằm hạn chế vợt đánh vào lưới, cho phép người chơi dứt điểm trên lưới mà không chạm vào mép lưới và nhanh chóng lấy lại tư thế cho quả đánh tiếp theo-chỉ trong trường hợp phải cố gắng dứt điểm tiếp. Cách cầm vợt này cũng cho phép người chơi đưa mặt vợt thẳng hướng với lưới. Nhưng không nên sử dụng cách cầm vợt này thay cho cách cầm vợt thuận tay cơ bản.
Nhiều tay vợt đẳng cấp cũng sử dụng cách cầm vợt “cán chảo” để đánh các quả cầu cao qua đầu trái tay ở cuối sân (cầu cao trái tay bị động). 



Cầm vợt kiểu “cán chảo”- Các biến thể
Trong phần giải thích này về kiểu cầm vợt cán chảo, ngón tay cái đặt dọc theo chiều dài cán vợt. Cách này hạn chế việc cử động cổ tay tốt hơn kiểu cầm “cán chảo” chuẩn, nhờ vậy giúp người chơi tránh được việc đánh trúng lưới trong các pha dứt điểm trên lưới. 


Cầm vợt ngắn kiểu cán chảo
Được sử dụng để gia tăng khả năng kiểm soát và thu vợt ở gần lưới.


Cầm vợt ngắn kiểu cán chảo - các biến thể
Cách cầm vợt này, giống như cách cầm vợt dài kiểu cán chảo, đặt ngón tay cái dọc cán vợt. Ưu điểm của cách cầm này so với cách cầm trước là có thể xoay chuyển mặt vợt bằng ngón tay cái và các ngón tay khác. Với việc xoay mặt vợt vào phút cuối, đầu vợt có thể tiếp cận sát lưới.



Cách cầm vợt đa năng/phổ biến
Cách cầm vợt này có thể được sử dụng để đánh ở cả 2 bên cơ thể. Nó là sự trung gian giữa cách đánh thuận tay và nghịch tay. Mặc dù nó không hiệu quả bằng bất cứ cách nào trong 2 cách đó, nhưng nó hữu hiệu khi bạn muốn “tạt” nhanh các quả cầu ở 2 bên cơ thể.
Vài vận động viên đẳng cấp chuẩn bị đỡ cầu đập sử dụng cách cầm vợt này. Bởi vì có rất ít thời gian để thay đổi kiều cầm vợt khi đỡ một quả đập nên sẽ rất thiếu khôn ngoan khi chuyển hoàn toàn sang cầm vợt thuận hay trái tay. Với kiểu cầm đa năng, vận động viên có thể xoay chuyển nhanh hơn so với 2 kiểu kia.
Ngón tay cái đặt dọc theo đường chéo của cán vợt. Chú ý sự khác biệt nhỏ giữa cách cầm vợt này với cách cầm vợt trái tay ở chỗ ngón tay cái được đặt xa hơn 45 độ xung quanh cán vợt. 



d)Cầm vợt ngắn kiểu đa năng/phổ biến
Cách cầm vợt này rất hiệu quả khi thực hiện các quả tạt nhanh ở giữa sân do nó hỗ trợ việc thu vợt lại nhanh và cho phép người chơi đánh cầu ở cả 2 bên cơ thể.


Nguồn:
  Tác giả: Michael Hopley
____________________________
Badminton Grip Guide
The purpose of this guide is to help beginner and intermediate players learn how to hold the racket. Even at good club levels of play, there is much confusion about the subject of grips. I am far from an expert level player, but I hope that my ideas about grips will be useful to you.


1) Some general observations about grips
Badminton books typically give long descriptions of the basic forehand and backhand grips, together with basic line illustrations or unclear photographs. These are of limited help in ensuring that you hold the racket correctly. The best way to learn is to get a coach to show you the grips, and to check that you can copy them correctly. In this guide, I provide an alternative method: each grip is illustrated with large photographs from more than one angle.
Badminton books also rarely offer any discussion beyond the basic grips. Indeed, some books even give incorrect advice about the grip used to perform an overhead backhand! If you are a complete beginner, then this approach works well. You should content yourself with learning to use the forehand and backhand grips. However, once you are familiar with using these grips, it is worth thinking a little more deeply about how you hold the racket - and why.
The reason for choosing one grip over another is that it allows you to play a more effective stroke. An effective grip may improve your power, your control, your ability to react or your reach. Often you will have to compromise between these elements, because no one grip offers an optimal solution.
The main difference between all the available grips is the angle at which the racket is held in the hand. For example, the forehand is a 90 degrees rotation from the backhand. The reason for changing this angle is to allow you to present a flat racket face to the shuttle on each side of the body. If you always use a forehand grip on the backhand side, for instance, you will slice under the shuttle and lose both control and power. With different body positions relative to the shuttle requiring a different hitting action (forehand/backhand, underarm/overhead....), the grip needed in order to present a flat racket face will also be different. This means, for example, that you cannot use the same grip to hit a backhand overhead clear as you would for a backhand lift. Why not? Surely they are both backhands? Well, the standard backhand grip does not present a flat racket face when used to hit an overhead shot. Try it - turn around, facing away from the net as if to hit an overhead backhand; with a backhand grip, stick your arm straight up in the air and observe the angle of the racket face. If your body position is correct, it will be pointing out to the side of the court. Now try a forehand grip instead; you should find that it points straight down the line (hitting with the “back” of the racket face). This is why top players tend to use a forehand grip or even a panhandle grip for this shot.
Another important difference between the available grips is whether they are long (held towards the bottom of the racket handle) or short (held closer to the shaft). In general, a long grip will provide more power and reach, whereas a short grip will allow quicker reactions, better control and more maneuverability.
Finally, there are subtle differences in the exact positioning of the fingers. Normally it the thumb that can be moved. In the backhand grip, the thumb provides power from behind the racket when using a tap hitting action (a whip action is ineffective for a backhand shot). In the panhandle grip, the thumb can be extended along the side to inhibit the wrist movement even further.
If you look carefully at photographs of professional players in action, you will notice that they seem to break many of the “rules” concerning grips. For example, they may retrieve on the backhand with a deep lunge at the net, using what looks like a forehand grip to play a high lift or a cross court net shot. They might get ready to receive a smash using neither a forehand nor a backhand grip, but something in between. Without trying to analyse each case separately, we should observe that professional players are highly flexible and adaptable in their choice of grips. Unlike the relative beginner, an expert player uses a wide range of grips; an expert player has a more subtle understanding of when to use which grip, and moves fluidly between grips. Once you have mastered the basics, experiment with using different grips in different situations - but always remain aware of why you choose a particular grip. 


 2) The grips
The word “grip” is unfortunate, since in all cases the racket should be held loosely rather than tightly; the badminton grip only ever tightens on impact to provide power and to affect the shot’s direction.
A beginner might easily be overwhelmed by the variety of grips! The differences between them are often quite subtle. I present the grips in an order in which you might benefit from learning them. The most important grips to learn are the basic forehand and
As you can see, I am right-handed. If you are left-handed, please use your
Also, notice that in some of the pictures my forearm appears to be at an uncomfortable angle. Take no notice of this - it is just an artefact of taking the pictures - but only pay attention to the position of the fingers, not the angle of the wrist. 


Forehand grip
This grip is used to hit overhead shots and shots on the right side of the body.
The first pictures show the forehand grip from three sides. The last two pictures show that, when the racket is taken backwards and up (as in preparing for an overhead shot), it is revealed to rest loosely in the fingers and not in the palm of the hand. 


  
 Backhand grip
This grip is used to hit shots on the left side of the body. As with the forehand, the racket rests loosely in the fingers and not in the palm. 


Short forehand grip
This grip is used in doubles to improve control and assist quick reactions in the forecourt and midcourt.


Short backhand grip
This grip is used for the same reasons as the short forehand. It is especially effective for serving.
 
Panhandle grip
The main purpose of this grip is to inhibit racket swings at the net, allowing the player to play net kills without hitting the tape and to recover quickly for the next shot - just in case the attempted kill is returned! It also allows the player to present a flat racket face to the net. It should never be used as a substitute for the basic forehand grip.
This grip is also used by many advanced players for overhead backhand shots in the rearcourt.


 

Panhandle grip - variation
In this version of the panhandle grip, the thumb is placed along the side of the handle. This inhibits the wrist movement more than the standard panhandle grip, which may help to avoid hitting the net on net kills.

 

Short panhandle grip
This is used to improve control and racket-head recovery in the forecourt.




Short panhandle grip – variation
This grip, like its longer counterpart, places the thumb on the side of the handle. The advantage over the previous grip is that the racket face can now be turned using the thumb and fingers. By turning the racket face at the last moment, racket-head fakes can




Multipurpose/universal grip
This grip can be used to hit shots to either side of your body. It is a compromise between forehand and backhand shots; although it is not as effective as either of these, the universal grip is useful when you are expecting a rapid exchange of shots to either side of the body.
Some advanced players prepare to return smashes using this grip. Since there is very little time to change grip when returning a smash, it can be unwise to commit fully to either a forehand or backhand grip. From a universal grip, the player can switch more quickly to the forehand or backhand as appropriate.
The thumb is placed along a diagonal bevel of the handle, half-way towards a backhand position. Note the subtle difference between this grip and the backhand, where the thumb is placed 45 degrees further around the handle. 



Short multipurpose/universal grip
This grip is very effective when playing fast exchanges in the midcourt, since it assists quick recovery and maneuverability, and allows the player to hit shots on both sides of the body. 





Written by Michael Hopley