Thời Tiết Hà Nội

Chát Online

28/6/11

Động Tác Xoay Đi Từ Trung Tâm

Động Tác Xoay Đi Từ Trung Tâm (Rotation Centrale)

(Badminton kỹ thuật, chiến thuật, T.D. Osthassel / L. Sologub)




Một số cú đánh trong cầu lông, như cú đập ghim, đòi hỏi người đánh phải sử dụng tối đa sức mạnh tiềm tàng ở tất cả bộ phận trong cơ thể.
Nguyên tắc của động tác xoay đi từ trung tâm luân chuyển, được sử dụng trong cầu lông cũng như trong bất kỳ môn thể thao nào khác, là căn bản cho việc tận dụng tối đa năng lực này của cơ thể.

1/ Nguyên lý :

Động tác xoay bắt đầu từ trung tâm là gì ?

Thí dụ động tác nhảy đập :
Động tác này phải
- bắt đầu từ cơ của chân và
- hông để tiếp tục với

- những cơ bụng và sau đó

- truyền lên vai,
- truyền vào cánh tay,
- bắp tay (xem bài "Động Tác Xoay Vòng Quay Trục Bắp Tay" )
 

, rồi cuối cùng là
- bàn tay và những ngón tay.

Vận tốc đi từ sự luân chuyển. Ta gọi là lực liên hoàn cũng đúng, vì vận tốc mỗi lúc càng tăng trong chuỗi động tác như những mắt xích của một sợi dây xích có tác dụng liên kết với nhau :
- Chân và hông
- Cơ bụng và cơ lưng
- Và cuối cùng truyền lên vai, cánh tay, bắp tay và bàn tay.

Nhờ cách đánh này, mà sức quật và vận tốc chuyển động của mỗi bộ phận tăng dần so với bộ phận trước đó. Tổng hợp năng lực và vận tốc mà mỗi bộ phận có thể cung ứng sẽ được truyền qua cây vợt qua việc xiết chặt hơn của thế cầm trên cán vợt.

Mikkelsen / Omosegard / Frost cho thấy cú đập của Jens Peter Nierhoff nhờ động tác xoay, mà đầu vợt có thể đạt tốc độ 199 km / giờ.
Sau đó là sức bung như một máy bắn đá rất hiệu quả, đi từ vận tốc đầu vợt và sức đàn hồi của lưới, làm trái cầu bay ra ở vận tốc 290 km / giờ. Vì vậy, chúng ta phải biết rằng, trong một cú đập, một phần ba của năng lực đi từ tính đàn hồi của lưới.

Để có được năng lực và vận tốc này, động tác xoay phải toàn hảo, dù ta đang đánh cú thuận tay hay cú trái tay, hay ở trong tình huống trái cầu đang ở cao hơn vai hay dưới vai.
Động tác phải khởi đầu từ trung tâm của thân người rồi truyền nhanh đến đầu ngón tay và đầu vợt để kết thúc, đúng như là động tác của một cây roi.


2/ Thực hành :


2.1. Tư thế sửa soạn rộng thoáng, mặt vợt ngửa :

Có đôi lúc động tác không được rộng thoáng vì ta thiếu thời gian.
Nhưng trong những tình huống tốt, mỗi tư thế phải được giơ rộng ra tối đa, từ trung tâm thân người ra đến mặt vợt phải ngửa, mở rộng ra rồi tạo ra động tác liên hoàn : Mỗi bộ phận của cơ thể tham gia vào việc truyền nhanh năng lượng qua các bộ phận bên ngoài là bàn tay, ngón tay rồi đầu vợt. Mục tiêu cuối cùng là phải đạt được năng lượng và vận tốc tối đa.

2.2. Hông phải :
Nếu ta không có tư thế chuẩn bị tốt, động tác xoay sẽ không trọn vẹn. Đối với người thuận tay phải khi ta đánh cú đập hay cú giao cầu, động tác đầu tiên là hông phải được đưa về phía trước.

Nhưng trước khi hông được đưa về phía trước, việc trước nhất là nó phải được đem về vị trí song song với đường biên. (hình 10)
Sức bật của chân phải từ tư thế gập lại, rồi bung ra, sẽ làm cho thân người bay lên cao và tới trước để chạm cầu nơi cao nhất. Động tác này sẽ gây ra sức xoay của hông phải ; Và sức bung của thân người tham gia vào quá trình chuyển động xoay. 


Hình 10 : 

2.3. Bắp thịt :
Thực hiện chính xác trong giai đoạn chuẩn bị sẽ tạo điều kiện tốt cho những bắp thịt tham gia vào động tác, được duỗi rồi căng ra, sẳn sàng bung ra trong động tác chuyển động sau đó.

2.4. Timing(đúng thời điểm), Giai đoạn duỗi và căng cơ :
- Mỗi giai đoạn phải được thực hành với sự nhanh lẹ ; Giai đoạn duỗi và căng cơ phải được thực hiện trễ nhất vì như vậy quán tính của sức bật sẽ nhỏ nhất. Như lúc người VĐV trượt băng sắp bung người để quay 3, 4 vòng trên không hay người VĐV thể dục sắp bung người nhảy thế “Hiểm Nghèo”.

Khi ta ở tư thế trên không, trước khi chuyển động để đập, nếu duỗi và căng cơ quá sớm, sức bật sẽ chậm lại.

Vì vậy, việc này phải được làm đúng lúc, tức là ở giây phút cuối cùng nhất.

2.5. Phân tích hình chụp :

Hình 11 : 


Trong 2 ảnh, 11 trái và 11 phải, Morten Frost trong 2 tư thế xoay chuyển của cú đập.
Trong ảnh trái, anh đang bay trên không. Hông phải bắt đầu xoay chuyển tới trước và cơ bụng gồng cứng. Trong lúc đó, tay phải bắt đầu di chuyển, sẳn sàng vụt nhanh tới trước ngay sau khi giai đoạn gồng cơ bụng chấm dứt.
Trong ảnh phải (3/10 giây sau đó !), cú đập được thi hành. Vai phải, cánh tay, bắp tay và bàn tay tham gia hết sức vào động tác đập.

Cú đập sẽ được phân tích một cách tỉ mỉ bởi những hình vẽ sau đây : 







 Động tác xoay vòng quanh trục bắp tay

(Le Badminton, Techniques, Tactiques
T.D. OSTHASSEL / L. SOLOGUB)
 





Cho đến năm 1977, tất cả những HLV cầu lông trên thế giới đều giải thích rằng sức quật lúc đập cầu đi từ động tác của cổ tay.

Nhưng cũng vào năm ấy, trong buổi họp thường xuyên hằng năm đã hội họp những HLV hàng đầu của thế giới, những nhà khoa học xứ Canada đã chứng minh rằng ý niệm quật cổ tay này sai lầm :
Những cú đánh mạnh nhất của CL lại không nhờ vào sức quật và độ uốn của cổ tay mà vận tốc cao ta đạt được, nó đi từ động tác vặn xoáy hay xoay vòng của bắp tay quanh trục xương của nó.

Hai hình 19a và 19b cho ta thấy rõ điều này.

Cú thuận tay :
- Từ điểm a cho đến b, động tác được làm theo chiều của kim đồng hồ, tức là nó di chuyển từ phải qua trái. Nó được thực hiện khi người ta đánh cú thuận tay, người ta gọi động tác này là pronation, sự quay úp sấp. Nói 1 cách khác, bàn tay người đập chuyển từ vị trí mở đến vị trí đóng.
- Khi động tác được làm ngược lại, từ b qua a, tức là đầu vợt đi ngược chiều kim đồng hồ, động tác này là động tác được dùng trong cú ve, và nó được gọi là supination, sự xoay lật ngửa. Tức là từ tư thế úp sang qua ngửa.

Cú đập :
Cử động xoay này cũng rất hiệu quả trong những động tác cao trên đầu :
- Bạn đứng nghiêng người, cổ tay ngửa và gan bàn tay hướng về phía trước, những ngón tay chỉ lên trời và ngón cái ngửa hướng về phía ngoài.
Giờ, bạn làm động tác xoay vòng để cho ngón cái từ tư thế ngửa, rồi lật úp cho đến tư thế chỉ vào phía trong. Động tác đập bạn vừa làm là động tác đập quay úp(sấp).
Người ta khẳng định rằng việc vặn xoáy hay xoay vòng quanh trục bắp tay đã tạo ra lực chánh trong động tác đập, còn sức quật của cổ tay chỉ là việc …phụ mà thôi.

Điều vui là trước năm 1977, những tay đập sấm sét nhất trên TG đều dùng động tác quay vòng quanh trục bắp tay(không dùng sức quật và độ uốn của cổ tay), còn trong lúc đó, các HLV đều lập đi lập lại một cách sai lầm vai trò quan trọng của cố tay…

Cách cầm vợt :
Động tác này được thực hiện rất tự nhiên với cách cầm vợt phổ biến nhất, như trong tư thế cầm cây búa. Và chỉ với tư thế này, động tác xoay vòng mới được tối đa.

Đúng như vậy, trong lúc ta muốn quất như dùng roi, ta phải dùng cách cầm "cây roi" hay cách cầm "cái chảo". Cầu sẽ được đập nhờ động tác xoay vòng quanh trục bắp tay, và đuôi cầu sẽ chạm với phần trên của mặt vợt.
Và cũng vì vậy, cách cầm vợt và động tác xoay vòng phải đi đôi với nhau, ta không thể tách rời 2 việc này ra được.

*****

Lời người dịch :

- động tác quay úp sấp : với cách đánh này bạn đập thẳng rất nhanh, và đánh cú vê cầu ngược vào ve đối thủ dễ dàng hơn.
- động tác xoay lật ngửa : cú vê cầu xéo ngắn bên thuận tay đối thủ. 



 ___Open stance và closed stance

Trong tư thế đập ghim, hướng vai thường thẳng góc với lưới hay song song với đường biên.
Nhiều người nhận xét rằng tư thế mở có thể được phát triển hơn ở 2 trục xoay :
- trục xoay của bắp tay
- trục xoay của vai, đi từ thế đứng càng mở càng tốt

Dĩ nhiên lúc đập phải có gia tốc hay bùng nổ.
Nhưng nếu ta có chút thời gian và đầu óc minh mẫn thì ta cũng có thể làm tăng vận tốc lúc đập.

Những mẹo sau đây làm uy lực và gia tốc cú đập lên hơn 1, 2 cấp hạng :
- Trục xoay của bắp tay : thay vì mặt vợt chiếu "tướng" trái cầu trong tư thế sửa soạn đập, thì lúc đó ta có thể hướng phần “lưỡi” của vợt về phía cầu… nhờ vậy độ xoay và quỹ đạo sẽ tăng rất nhiều
- Tư thế "open stance" cũng vậy… nếu tay trái người đập chỉ trái cầu hay hướng về lưới ở tư thế closed stance thì thay vào đó, tay trái chỉ đường biên phải…(nếu bạn thuận tay phải).

Giữa đường biên và lưới có 90 độ C. Lúc đập mà cao thủ có thêm 10, 20 độ mở nữa thì không những vận tốc sẽ tăng theo ngần ấy; Rồi hơn nữa, nếu ta ở tư thế vai mở (open stance) thì cú đập sẽ hiểm hóc hơn, làm đối thủ càng khó đoán hướng đập là hướng nào.

Vài suy nghĩ, lý luận logic, không biết các bạn thấy sau ?
Có thể nhờ vậy mà ta sẽ tiến lên, làm tăng vận tốc đập từ 200 cây số lên đến …280 cây số / giờ (+40%) hay không ?

Nói cho dzuii chứ đập cở 200 cây số giờ thì cũng đã là đại đại cao thủ võ lâm và phải ở top gì gì TG rồi. 

* Open : mở
* Stance : (tư) thế 


 __1. Nếu xem vợt là con dao thì lưỡi chính là phần cạnh vợt đó. Lúc bắt đầu thì đưa cạnh vợt ra, lúc tiếp xúc cầu thì mặt vợt phải tiếp xúc với cầu, như vậy ở giữa 2 giai đoạn đó phải là một quá trình xoay trục bắp tay và điều này làm tăng gia tốc làm tăng lực đánh cầu.
2. Thường khi đập thì mình hướng vai về lưới, tuy nhiên nếu mở xéo ít hơn một chút, nghĩa là thay vì xoay 90 độ thì chỉ xoay 75-80 độ thôi, sau đó khi nhảy đập mới xoay tiếp thì sẽ tăng độ xoay của vai lên 10-20 độ như chú Tây nói đó. Động tác này cũng làm cho đường đi dài hơn và do đó cũng tăng gia tốc và vận tốc của vợt khi tiếp xúc với cầu.

Hình và clips thì các bạn có thể tìm thấy rất nhiều trên mạng. Nhiều tay vợt nổi tiếng đập mạnh đều dùng kỹ thuật này: Lee, Lin, Fu HaiFeng, Kido, Tan. Để hiểu và áp dụng được cũng mất nhiều thời gian tập luyện đấy. Mình chưa thuần thục lắm nhưng quả thực là quả nào làm được đúng động tác thì lực đập rất mạnh, cải thiện rõ rệt so với trước.
_______________

 Theo tác giả, cách cầm vợt là cách cầm phổ biến nhất, mà ta còn gọi là tư thế cầm "cây búa".
Nói 1 cách khác, đây là cách cầm vợt với cạnh C của cán vợt ở vị trí 12 Giờ.

Tôi có kèm theo 2 hình chụp sau đây để ta thấy rõ hơn.

1. Kiểu cầm phổ biến nhất ("cây búa", "cây roi" hay "cái chảo") 


2. Những cách cầm vợt :
- 9 G nhìn từ phải, 11 G nhìn từ phải, 12 G nhìn từ phải
- 9 G nhìn từ trái, 11 G nhìn từ trái, 12 G nhìn từ trái


 ___________________

Tập trung năng lượng và sức chuyển động ở cổ tay hay ở cơ bắp tay ?

Theo tác giả thì
- Động tác đập phải bắt nguồn, đi từ bắp tay, (vặn xoáy hay) xoay vòng quanh trục bắp tay(thí dụ quá đáng là đánh giật ...cùi chỏ lên không chẳng hạn) rồi tự nhiên ngay sau đó, cổ tay theo đà sẽ quật theo.
Nếu chú trọng khởi động từ cổ tay thì vận tốc sẽ kém hơn. Mà khởi động xoay từ bắp tay thì cơ bắp tay mạnh hơn, nên gia tốc và vận tốc xoáy vòng đạt được sẽ nhanh hơn nhiều…

Nếu bạn nhìn tư thế cuối cùng của hình vẽ người đập, những cơ bắp tay gần như được vặn xoáy vào bên trong. Chắc vì vậy, tác giả mới cho việc vặn xoáy cơ bắp tay là việc chánh còn sức quật của cổ tay là phụ, chỉ thêm thiết 1 chút đỉnh mà thôi…

Nhưng bạn đừng quên, việc cuối cùng của cú đập là vận tốc của quả cầu, và ăn điểm. Nếu cú bạn của bạn đã sấm sét rồi, thì chính kỹ thuật của bạn đang kết, đấy mới là kỹ thuật tốt cho bạn… 

T tập 1 thời gian rồi bỏ vì cảm thấy không hợp, nhưng nếu muốn đập chữ I thì cú đập này hoàn hảo về độ chính xác và đầy uy lực. Cú đập này có uy lực nhờ được cộng thêm lực ly tâm của cổ tay.

Người dịch: ChúTâydzuii
Nguồn: Le Badminton
Techniques, Tactiques
viết bởi T.D.OSTASSEL / L. SOLOGUB
Giá khoảng 20 Euros(500 ngàn đồng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét